https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-is-protein-losing-enteropathy
Bệnh lý ruột mất protein là gì?
Bệnh lý ruột mất protein là tình trạng cơ thể bạn mất protein cần thiết vì chúng bị rò rỉ vào đường tiêu hóa (ruột non hoặc ruột già).
Bệnh lý ruột mất protein thường là kết quả của một bệnh lý mãn tính nào đó, đây cũng được coi là một triệu chứng hơn là một căn bệnh độc lập. Mặc dù khó chẩn đoán và điều trị, nhưng căn bệnh này vẫn còn cơ hội chữa trị và việc điều trị, tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào bệnh lý nền gây ra bệnh..
Nguyên nhân gây ra bệnh lý ruột mất protein là gì?
Khi bạn bị bệnh lý ruột mất protein có nghĩa là bạn đang bị mất nhiều protein qua ruột hơn lượng protein mà cơ thể bạn sản xuất ra. Điều này khiến bạn rơi vào tình trạng hạ protein máu.
Có tới hơn 60 bệnh lý khác nhau được biết là có thể dẫn đến bệnh lý ruột mất protein. Tuy nhiên, nhìn chung thì có ba loại bệnh chính có thể dẫn đến bệnh lý này.
Loại đầu tiên bao gồm các rối loạn tiêu hóa gây ra loét và ăn mòn. Chẳng hạn bao gồm:
Loại thứ hai bao gồm các rối loạn tiêu hóa không gây ăn mòn hoặc loét, như là:
Loại cuối cùng bao gồm các bệnh lý làm tăng áp lực lên dịch kẽ nằm giữa các tế bào, hoặc can thiệp vào hệ thống bạch huyết của bạn.
Ví dụ về các bệnh lý này bao gồm:
Lý do chính xác tại sao mỗi bệnh lý này lại dẫn đến bệnh lý ruột mất protein vẫn chưa rõ ràng và các nghiên cứu hiện nay vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, trong mọi nguyên nhân gây bệnh thì cách thức chính mà các protein này đi vào ruột của bạn dường như là thông qua dịch bạch huyết.
Trong trường hợp bệnh tim bẩm sinh, có nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh tim bẩm sinh dẫn đến tăng áp lực bên trong tim của bạn, cuối cùng làm tắc nghẽn gan. Sự tắc nghẽn khiến gan của bạn tạo ra quá nhiều dịch bạch huyết giàu protein – hay còn gọi là albumin. Sau đó albumin rò rỉ vào ruột - nơi chúng kết nối với dạ dày của bạn.
Trong các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn, lý do mất protein lại chủ yếu là do cơ thể bạn kém hấp thụ và tái chế protein hơn. Các vấn đề tương tự về màng ruột khiến quá trình tái hấp thu trở nên khó khăn cũng dẫn đến nhiều protein bị rò rỉ ra ngoài hơn.
Những ví dụ này không phải là cách thức duy nhất để các bệnh lý gây ra rò rỉ protein, đó là lý do tại sao bệnh lý ruột mất protein lại này lại khó kiểm soát đến vậy. Do đó vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được mối liên hệ và tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn của nó.
Đọc thêm tại bài viết: Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu protein
Hệ thống bạch huyết của bạn là gì?
Các chất dinh dưỡng hấp thu ở hệ tiêu hóa được chuyển vào hệ bách huyết, chuyển tới gan rồi được chuyển đến các cơ quan khác nhau. Do vậy protein trong dịch bạch huyết bị mất đầu tiên do bệnh lý ruột. Vậy hệ thống bạch huyết là gì và nó liên quan như thế nào đến các cơ quan khác của bạn ?
Hệ thống bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bao gồm:
Hạch bạch huyết là các trung tâm nhỏ của hệ thống bạch huyết và nằm xung quanh cơ thể bạn ở các khu vực như:
Dịch bạch huyết bao gồm các tế bào bạch cầu và dịch ruột (hay còn được gọi là dịch dưỡng trấp) chứa protein và chất béo.
Hệ thống bạch huyết tương tác với tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả ruột, nhưng trong trường hợp mắc bệnh lý ruột mất protein thì hệ thống bạch huyết đã bị ảnh hưởng theo một cách nào đó và không còn có thể tương tác với các cơ quan của bạn theo cách bình thường được nữa.
Ai là người có nguy cơ mắc bệnh?
Tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến bệnh lý ruột mất protein này có thể gặp mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính hoặc chủng tộc. Một số là do di truyền, nhưng một số trường hợp khác có thể mắc bệnh mà không có tiền sử gia đình nào được biết đến.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một trong nhiều bệnh mãn tính liên quan đến bệnh lý này, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ hiếm gặp đối với hầu hết các bệnh lý này.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?
Có hai giai đoạn để có được chẩn đoán đầy đủ về bệnh lý ruột mất protein. Bước đầu tiên là xác định xem bạn có bị mắc bệnh lý nào khác có các triệu chứng tương tự hay không, bao gồm:
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm mức protein tổng thể, cũng như mức protein cụ thể (albumin) bằng xét nghiệm máu. Albumin được tạo ra bởi gan và một lượng lớn albumin có thể bị mất do bệnh lý ruột mất protein.
Nếu xét nghiệm máu của bạn cho thấy mức protein thấp, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bằng xét nghiệm phân. Xét nghiệm này được thiết kế riêng để đánh giá mức protein Alpha 1 antitrypsin (A1AT) trong phân của bạn.
A1AT là một cơ sở tốt để đo lượng protein bị mất vì nó được bài tiết nguyên vẹn từ đường tiêu hóa hàng ngày. Số lượng protein này là như nhau ở hầu hết mọi người và tương đối dễ phát hiện. Điều này có nghĩa là nếu bạn có nồng độ A1AT cao trong phân, thì có khả năng bạn đang mất nhiều protein hơn.
Vẫn có những xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán bệnh nếu xét nghiệm A1AT của bạn không đưa ra kết luận, nhưng những xét nghiệm này sẽ đắt hơn và không phải bệnh viện nào cũng có sẵn.
Sau khi bác sĩ xác nhận bạn đang mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm để tìm ra căn bệnh tiềm ẩn nào đang gây ra biến chứng này. Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm:
Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Hầu như các triệu chứng của bệnh ruột mất protein sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý tiềm ẩn của bạn.
Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến nhất được tìm thấy trong tất cả các trường hợp mắc bệnh là sưng ở tay và cẳng chân (hay được gọi là phù ngoại biên). Điều này là do nồng độ protein thấp dẫn đến tăng áp lực trong các mao mạch và buộc chất lỏng phải thấm vào các mô xung quanh, tạo ra cảm giác sưng tấy.
Các triệu chứng chung khác bao gồm khó tiêu hóa thức ăn và bị tăng cân.
Các triệu chứng phổ biến hơn ở những người có bệnh lý đường tiêu hóa gây ra bệnh bao gồm:
Nếu nguyên nhân gây bệnh do bệnh tim gây ra thì bạn cũng có thể có các triệu chứng của suy tim, chẳng hạn như:
Điều trị
Một số phương pháp điều trị chính cho bệnh ruột mất protein liên quan đến việc đưa protein trở lại cơ thể bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách:
Bạn cũng có thể thay đổi thói quen của mình để giúp giảm sưng ở tay và chân bao gồm việc giơ tay và chân lên cao hơn tim và đi tất nén nhẹ nhàng bóp chân của bạn.
Các phương pháp điều trị khác sẽ tập trung vào việc kiểm soát hoặc chữa khỏi tình trạng bệnh tiềm ẩn của bạn, vì vậy việc điều trị sẽ khác nhau rất nhiều đối với các trường hợp bệnh khác nhau, bao gồm:
Bác sĩ sẽ cần xác định phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn dựa trên các triệu chứng và chẩn đoán của bạn. Tiên lượng dài hạn của bệnh sẽ phụ thuộc vào bệnh lý nền gây ra.
Bệnh lý ruột mất protein ở trẻ em
Bệnh lý ruột mất protein là một tình trạng hiếm gặp nói chung, vì vậy không có nhiều trường hợp mắc bệnh này ở trẻ em. Tuy nhiên, khi nó xảy ra, các vấn đề về dinh dưỡng do bệnh gây ra đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ có cơ thể vẫn đang phát triển.
Protein được sử dụng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể trẻ, vì vậy trẻ em đang lớn cần rất nhiều protein. Nếu trẻ không được chẩn đoán trong thời gian quá dài, thì các triệu chứng của trẻ có thể bắt đầu giống với trẻ suy dinh dưỡng, bao gồm:
Suy dinh dưỡng liên quan đến protein đều không tốt ở mọi lứa tuổi. Nếu mức protein thấp này xuất hiện khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển, cơ thể của trẻ sẽ ít có khả năng đạt được tiềm năng phát triển đầy đủ.
Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào giống với bệnh lý ruột mất protein hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ. Trẻ được điều trị càng sớm thì tình trạng bệnh và phát triển của trẻ sẽ càng tốt hơn.
Đọc thêm tại bài viết: Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em
Giấc ngủ của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi tiết trời se lạnh vào mùa đông. Do đó,nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn để ra khỏi giường vào buổi sáng,nhất là khi cơ thể uể oải và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, với một vài điều chỉnh nhỏ trong không gian ngủ và chế độ sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một giấc ngủ ngon và sâu giấc trong những ngày đông giá rét.
Bệnh lý ruột mất protein là gì? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Cà rốt tốt cho mắt, còn đậu Hà Lan, rau bina giàu vitamin và chất xơ góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa, tim mạch.
Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.
Cập nhật các bằng chứng khoa học về hiệu quả của các vi chất dinh dưỡng có trong sản phẩm (vitamin K2 và vitamin D3) đối với sức khỏe xương trẻ em.
Sản phầm mì ăn liền Hảo Hảo là một sản phẩm được sử dụng phổ biến rộng rãi, hiện nay đã được áp dụng công nghệ sản xuất mới với nhiều ưu điểm, và là một sản phẩm phù hợp để tăng cường canxi.
Nghiên cứu “Suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã địa bàn khó khăn và đề xuất một số giải pháp cải thiện” được thực hiện dưới sự chủ trì của Tổng hội Y học Việt Nam và đơn vị thực hiện là Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Một chế độ ăn nhiều các đồ uống hoặc thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout vì những chất này phân hủy thành axit uric trong quá trình tiêu hóa. Do đó, chế độ ăn uống cần đặc biệt lưu ý để tránh làm trầm trọng thêm bệnh. Một số đồ uống lý tưởng cho người bị bệnh gout sẽ được liệt kê trong bài viết dưới đây!