Hạch bạch huyết thường tập trung thành các nhóm hạch tại các khu vực khác nhau của cơ thể. Mỗi nhóm hạch có liên quan đến một vùng nhất định của cơ thể và chỉ phản ánh bất thường ở vùng cơ thể mà nó phụ trách. Hạch bạch huyết ở sau tai, tại cổ, vùng háng, dưới cằm và dưới nách thường dễ nhận thấy khi bị sưng hoặc có những thay đổi khác.
Nhìn chung, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch bạch huyết. Các nguyên nhân khác bao gồm tình trạng viêm và ung thư. Các tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng hạch bạch huyết rất đa dạng, từ viêm họng, viêm tai, nhiễm HIV... Ung thư bạch huyết và ung thư máu leukemia cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết . Bất cứ loại ung thư nào di căn đến hạch bạch huyết cũng có thể gây ra tình trạng này. Rất hiếm khi việc dùng thuốc lại dẫn đến sưng hạch bạch huyết.
Triệu chứng liên quan đến tình trạng sưng hạch bạch huyết và các bệnh liên quan bao gồm: đau ở vùng bị sưng, sốt và mệt mỏi.
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch của con người, như là một tuyến phòng thủ chống lại các nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Hạch bạch huyết (đôi khi cũng được gọi là tuyến bạch huyết) là những cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc oval nằm rải rác trên toàn cơ thể và được kết nối với nhau giống như một dây xích hoặc một chuỗi, hình thành một mạng lưới gần như hệ thống mạch máu. Các hạch bạch huyết được bảo vệ bởi một lớp vỏ bọc là các mô kết nối.
Bạch huyết là một loại dịch sẽ được lưu thông trong hệ thống mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết sẽ được tìm thấy gần mạch bạch huyết.
Bên trong vỏ bảo vệ, các hạch bạch huyết có chứa một số loại tế bào miễn dịch nhất định, chủ yếu là các lympho bào (những tế bào sản xuất protein có thể bắt và chống lại virus cũng như nhiều loại vi sinh vật khác) và các đại thực bào (có chức năng tiêu diệt và loại bỏ các vi sinh vật đã bị lympho bào bắt lại).
Hạch bạch huyết nằm rải rác dọc cơ thể. Một số hạch nằm ngay dưới da, trong khi một số hạch khác lại nằm sâu trong cơ thể. Kể cả những hạch bạch huyết ở gần da nhất cũng rất khó để sờ thấy hoặc nhìn thấy, trừ khi chúng bị sưng lên vì lý do nào đó.
Các hạch bạch huyết được kết nối với nhau một cách lỏng lẻo bởi các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết thường tập trung ở các vùng khác nhau trên cơ thể, nơi chúng chịu trách nhiệm lọc máu và thực hiện chức năng miễn dịch. Dịch từ các mạch bạch huyết có thể chảy vào hệ thống tĩnh mạch của cơ thể.
Những bệnh nhiễm trùng và những loại virus nào gây sưng hạch bạch huyết?
Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, đôi khi cũng được gọi là sưng tuyến. Thông thường, hạch bạch huyết sẽ bị sưng khi chúng bị kích hoạt bởi tình trạng nhiễm trùng, viêm hoặc ung thư.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch bạch huyết. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng phổ biến bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm
Nguyên nhân chính gây sưng hạch bạch huyết là các virus đường hô hấp trên, ví dụ như: sởi, thủy đậu, HIV, Herpes, virus gây bệnh cảm lạnh, Adenovirus và một số virus khác
Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng và sưng hạch bạch huyết có thể kể đến: Streptococcus, Staphylococcus, các loại vi khuẩn gây nên bệnh do mèo cào, vi khuẩn giang mai, vi khuẩn gây viêm phổi, Chlamydia, ki khuẩn gây các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đối với ký sinh trùng, thường kể đến Toxoplasmosis và Leishmaniasis.
Một số loại nấm cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng và sưng hạch bạch huyết như Coccidiomycosis, Histoplasmosis
Tình trạng viêm
Các nguyên nhân gây viêm và liên quan đến hệ miễn dịch có thể gây sưng hạch bạch huyết bao gồm những bệnh như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ, hoặc tình trạng nhạy cảm với một số loại thuốc.
Ung thư
Rất nhiều loại ung thư có thể gây sưng hạch bạch huyết. Đó có thể là những loại ung thư bắt nguồn từ các hạch bạch huyết hoặc các tế bào máu, ví dụ như ung thư bạch huyết hoặc một số dạng ung thư máu. Đó cũng có thể là dạng ung thư di căn từ những cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ như ung thư vú di căn tới các hạch bạch huyết gần nách hoặc ung thư phổi di căn tới các hạch bạch huyết gần xương quai xanh.
Các nguyên nhân khác gây sưng hạch bạch huyết
Có rất nhiều nguyên nhân khác, ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết, ví dụ như cấy ghép tạng, bệnh u hạt (sarcoidosis) và nhiều bệnh khác.
Nhưng, cũng cần nhớ rằng, sưng hạch bạch huyết không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Đôi khi, sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu bình thường. Ví dụ, hạch sưng nhỏ (dưới 1cm) phẳng ở dưới cằm có thể gặp ở trẻ nhỏ khỏe mạnh. Với người trưởng thành trẻ, hạch sưng nhỏ (dưới 2cm) dưới cằm hoặc vùng háng cũng có thể là dấu hiệu bình thường.
Trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết không thể xác định được, trừ khi tiến hành thăm khám và xét nghiệm.
Triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Triệu chứng sưng hạch bạch huyết rất khác nhau. Một người có thể sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và chỉ được phát hiện ra tình trạng sưng hạch bạch huyết sau khi khám sức khỏe.
Nhưng đôi khi, hạch có thể bị sưng, căng tức, đau và khó chịu. Quan trọng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng khác thường liên quan đến các bệnh tiềm ẩn liên quan đến sưng hạch bạch huyết thường sẽ rõ ràng và dễ thấy hơn. Ví dụ:
Khi nào bạn cần đến khám bác sỹ vì sưng hạch bạch huyết?
Nếu bạn nhận thấy mình bị sưng hạch bạch huyết, bạn nên đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, sau đó bạn có thể tiếp tục phải đến gặp các bác sỹ chuyên khoa huyết học hoặc ung thư hoặc bệnh nhiễm trùng. Thậm chí, bạn có thể phải đến gặp bác sỹ phẫu thuật hoặc sinh thiết để loại bỏ các hạch bạch huyết.
Nếu sưng hạch bạch huyết liên quan đến tình trạng sốt, vã mồ hôi đêm hoặc sụt cân và người bệnh không có bất cứ tình trạng nhiễm trùng rõ ràng nào thì khi đó sẽ được bác sỹ thăm khám tổng thể, kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân.
Những người vẫn bị sưng các hạch bạch huyết sau khi điều trị các bệnh nhiễm trùng cũng cần đến khám lại. Nếu một người bị ung thư hoặc trước đây đã điều trị ung thư và nay nhận thấy hạch bạch huyết tại vùng ung thư bị sưng, thì cũng nên báo lại với bác sỹ.
Không có biện pháp điều trị cụ thể nào cho tình trạng sưng hạch bạch huyết. Thông thường, nguyên nhân tiềm ẩn gây sưng hạch bạch huyết cần được điều trị, từ đó có thể làm giảm tình trạng sưng.
Nếu sưng hạch bạch huyết gây ra những khó chịu cục bộ thì có thể áp dụng biện pháp chườm ấm để giảm đau. Nếu sưng hạch bạch huyết do ung thư, thì quá trình điều trị ung thư sẽ làm giảm tình trạng sưng nhưng thường mất một thời gian khá dài.
Biến chứng của sưng hạch bạch huyết
Có một số biến chứng liên quan đến sưng hạch bạch huyết. Nếu sưng hạch bạch huyết liên quan đến tình trạng nhiễm trùng không được điều trị thì có thể sẽ hình thành ổ áp xe, và sẽ cần phải hút dịch và dùng kháng sinh. Vùng da ở gần hạch bị sưng cũng có thể bị nhiễm trùng.
Trong các trường hợp khác, hạch bạch huyết có thể bị sưng rất to và chèn ép lên các cấu trúc khác trong cơ thể. Đây có thể là một tình trạng nguy hiểm và làm suy nhược toàn cơ thể, sẽ cần phải chăm sóc y tế. Ví dụ, hạch bạch huyết dưới nách có thể chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh cấp máu cho cánh tay. Sưng hạch bạch huyết bên trong bụng có thể gây chèn ép lên ruột non và gây ra các bất thường tại ruột.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phân biệt bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.