Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt protein.
Theo trang Fast 800, protein (chất đạm) rất quan trọng để duy trì sức khỏe của xương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như loãng xương, bệnh tim...
Người trưởng thành nên đặt mục tiêu bổ sung khoảng 60gr protein mỗi ngày. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể không nhận đủ protein:
Cảm giác đói thường xuyên
Protein giúp kiềm chế cơn đói, giúp bạn no lâu giữa các bữa ăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dinh dưỡng này làm giảm mức độ ghrelin - một loại hormone tăng cảm giác thèm ăn, có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
Mệt mỏi và thay đổi tâm trạng
Thiếu protein cơ thể sẽ đi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, các acid amin - thành phần tạo nên protein, giúp điều chỉnh việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin, từ đó giúp điều chỉnh và cải thiện tâm trạng tốt hơn.
Tóc, da và móng yếu
Những bộ phận này của cơ thể được tạo thành từ các loại protein như keratin (chất sừng) và elastin, vì vậy nếu không cung cấp đủ protein trong chế độ ăn uống bạn có thể thấy da, móng và tóc của mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mất khối lượng cơ bắp
Khi cơ thể không nhận đủ protein từ chế độ ăn uống có thể bắt đầu lấy đạm từ cơ để giúp bảo tồn các mô quan trọng hơn, dẫn đến lãng phí cơ. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 1 tuần không đủ protein sẽ tác động tiêu cực đến các cơ xương.
Tăng cảm giác thèm đồ ngọt
Dấu hiệu thường thấy khi thiếu protein phải kể đến tăng cảm giác thèm đồ ngọt. Khi cơ thể hấp thụ calo từ tinh bột nhiều hơn calo từ đạm, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra cảm giác đói và thèm những thực phẩm chứa đường.
Các loại thực phẩm giàu protein bạn có thể thêm vào chế độ ăn, bao gồm:
Thịt gia súc: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...
Thịt gia cầm: Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng...
Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, trứng cút...
Các loại hạt: Hạnh nhân, bơ hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt lạc, bơ lạc, hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt bí, hạt mè, hạt hướng dương...
Các loại đậu: Đậu đen, đậu gà, đậu nành, đậu tằm, đậu tây, đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu hải quân...
Chế phẩm từ đậu nành: Tempeh (thực phẩm lên men đậu tương đã nấu chín), đậu phụ, bánh mì kẹp làm từ đậu nành
Hải sản: Cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá trích, cá thu, cá hồi, cá vược, cá ngừ, cá kiếm, cá hồng, tôm, sò, cua, hàu, bạch tuộc, mực, ốc...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu cho thấy bạn chưa ăn đủ protein.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?