Lý do: Protein là chất dinh dưỡng thuộc nhóm sinh năng lượng, là thành phần chính cấu tạo nên tất cả các tế bào và cung cấp các amino acid thiết yếu để giúp cơ thể phát triển và hoạt động.
Tuy nhiên, làm thế nào để cung cấp đầy đủ lượng protein cho cơ thể?
Tình trạng thiếu protein thường gặp ở nhóm bệnh nhân mắc các bệnh như chán ăn, ung thư, hoặc suy dinh dưỡng hay bệnh Crohn chưa được chẩn đoán. Nhưng đôi khi, những người ăn chay hay những người ăn kiêng có thể thiếu một chút protein (ngoại trừ những người ăn chay mà uống sữa hay chỉ ăn trứng).
Với các loại thực phẩm, hàm lượng protein không giống nhau. Lấy sữa làm ví dụ: một ly sữa bò 1% có khoảng 8.5g protein, trong khi 1 ly sữa hạnh nhân chỉ có 1g. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số các protein từ thực vật không phải là protein hoàn chỉnh. Có nghĩa là chúng thiếu hụt ít nhất 1 trong 9 amino acids cần thiết mà bạn có thể tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, thủy sản, trứng. Ngoại trừ, đậu nành và diêm mạch là protein hoàn chỉnh; quả đỗ, đậu Hà Lan, ngũ cốc, quả hạnh và các loại hạt thì không.
Các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo rằng cả đàn ông và phụ nữ, hàng ngày nên ăn khoảng 0.8g protein cho 1kg cân nặng, ví dụ: một người nặng 68kg sẽ cần khoảng 54g protein một ngày. Nhưng nếu bạn tập luyện thể dục thể thao thường xuyên – hoặc đang muốn giữ gìn cơ bắp trong khi cắt giảm lượng calo – bạn có thể cần nhiều hơn một chút.
Một vài lưu ý khác cho bạn: Nên nạp protein đúng thời điểm. Cơ thể “vui” nhất khi bạn nạp protein 4-5 giờ một lần.
Dưới đây là 5 dấu hiệu có thể bạn sẽ gặp phải khi không ăn đủ lượng protein mà cơ thể cần.
Xương dễ bị gãy
Xương không chỉ cần bổ sung đủ canxi mà còn cần protein. Đó là kết luận của một nghiên cứu năm 2018 từ những tổ chức về loãng xương hàng đầu trên thế giới. Nghiên cứu này cũng thấy rằng ăn bữa ăn giàu protein cũng có thể giúp bảo vệ xương của bạn.
Khi chúng ta không cung cấp đủ protein để cung cấp nhiên liệu cho các cơ quan nội tạng và não bộ, cơ thể sẽ mang protein từ vùng khác đến bao gồm dự trữ trong mô cơ xương. Thiếu sự hỗ trợ từ mô cơ xương khỏe mạnh, xương sẽ dễ bị chấn thương hơn như nứt gãy chẳng hạn.
Tóc và móng dễ gãy rụng hơn
Bởi vì protein là một phần thiết yếu của tóc và móng. Móng có thể mềm hơn và tóc có thể trở nên dễ gãy rụng hơn theo thời gian. Mái tóc sẽ mất đi lớp bóng và có thể không dày như trước.
Sau một vài tháng không ăn đủ protein, bạn cũng có thể bị rụng tóc
Giảm cân – giảm cơ
Cân nặng có thể giảm xuống nhưng điều đó chưa hẳn đã tốt. Thông thường, khi mọi người không cung cấp đủ protein, cơ thể sẽ phân hủy các cơ bắp để có nhiều protein hơn. Và nếu bạn mất cơ, chúng cũng sẽ tăng dự trữ mỡ, vì vậy, thành phần cơ thể có thể thay đổi theo hướng bất lợi.
Cảm thấy người yếu hơn
Bạn có thể sẽ không cảm thấy mệt mỏi ngay, nhưng theo thời gian, những người ăn không đủ protein có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn hoặc uể oải hơn bình thường. Khối lượng cơ ít hơn có thể là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng protein là một thành phần của hemoglobin, thành phần có trong tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi lượng oxy giảm xuống quá thấp có thể khiến bạn mệt mỏi hoặc thở gấp.
Bạn hay bị cảm lạnh
Protein là một trong những “viên gạch” để xây dựng kháng thể, được sản xuất bởi hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân bên ngoài như virút và vi khuẩn. Nếu không có đủ protein, bạn có thể có một hệ miễn dịch suy giảm và sẽ thường xuyên bị ốm hơn những người khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu thầm lặng cho thấy bạn đã ăn quá nhiều protein
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.