Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng phụ của điều trị bệnh bạch cầu lympho mãn tính

Điều trị bệnh bạch cầu lympho mãn tính có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng có thể phá hủy cả các tế bào bình thường. Các thuốc hóa trị đa số sẽ dẫn đến các phản ứng phụ, nhưng việc điều trị hướng đích và liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra các phản ứng phụ.

Lớp niêm mạc miệng, họng, dạ dày và ruột non đặc biệt nhạy cảm với biện pháp hóa trị. Rất nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch cầu lympho mãn tính cũng gây tổn thương đến các tế bào hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng của bạn.

Phản ứng phụ phổ biến nhất của bệnh bạch cầu lympho mãn tính bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Rụng tóc
  • Thay đổi vị giác, khứu giác
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Táo bón
  • Mệt mỏi
  • Đau người
  • Mẩn đỏ
  • Loét miệng
  • Giảm số lượng hồng cầu, có thể sẽ gây xuất huyết và bầm tím
  • Sốt và ớn lạnh
  • Phản ứng tại vị trí truyền

Thực hiện các bước để giảm nhiễm trùng

Một trong số những phản ứng phụ nghiêm trọng nhất của việc điều trị đó là gây tổn thương đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bác sĩ sẽ kiểm soát số lượng tế bào máu của bạn thường xuyên khi bạn đang điều trị hóa trị. Bạn nên thực hiện các bước chăm sóc bản thân để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, do dù đó là nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm hoặc vi sinh vật. Bạn có thể:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng
  • Tránh ở gần trẻ em và nơi đông người
  • Tránh sử dụng nhiệt kế đường hậu môn, thuốc đạn đặt hoặc các loại dụng cụ tháo thụt vì chúng có thể làm tổn thương vùng trực tràng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Nấu chín thực phẩm đến nhiệt độ phù hợp
  • Rửa toàn bộ rau xanh và quả chín trước khi tiêu thụ
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm chủng trước khi bắt đầu điều trị
  • Đeo khẩu trang che kín mặt và mũi khi ở nơi công cộng
  • Rửa sạch các vết thương hở ngay bằng nước ấm và xà phòng.

Tập luyện thể thao nhẹ nhàng

Tập thể thao có thể giúp làm giảm mệt mỏi, buồn nôn và táo bón. Tập thể thao cũng có thể giúp cải thiện cảm giác ngon miệng và tinh thần nói chung. Một số bài tập bạn có thể cân nhắc bao gồm:

  • Yoga
  • Khí công
  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Aerobic nhẹ nhàng hoặc các bài tập sức mạnh

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giới thiệu tới một chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia tập luyện phù hợp với người bị ung thư.

Bảo vệ bản thân khỏi các chấn thương

Giảm tiểu cầu là một mối nguy cơ khác khi điều trị bệnh bạch cầu lympho mãn tính. Tiểu cầu rất quan trọng để hình thành cục máu đông, do vậy, lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống có thể dẫn đến tình trạng dễ bị chảy máu và bầm tím. Hãy thực hiện các biện pháp dự phòng chấn thương bằng cách:

  • Chải răng bằng bàn chải lông mềm
  • Sử dụng máy cạo râu thay vì dao cạo râu
  • Tránh đi lại bằng chân trần
  • Tránh sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về xuất huyết
  • Tránh các hoạt động thể thao tương tác hoặc có nguy cơ chấn thương cao
  • Không sử dụng đồ uống có cồn mà không được sự cho phép của bác sĩ
  • Cố gắng không làm bỏng bản thân khi là quần áo hoặc nấu nướng

Sử dụng thuốc

Hóa trị thường sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Buồn nôn và nôn mửa là những phản ứng phụ phổ biến nhất mặc dù đôi khi người bệnh cũng có thể sẽ bị táo bón và tiêu chảy. Nhưng may mắn là các phản ứng phụ ở đường tiêu hóa có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc, ví dụ như thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chuẩn và thuốc điều trị táo bón.

Ngủ đủ giấc

Việc điều trị bệnh bạch cầu lympho mạn tính có thể sẽ khiến bạn bị kiệt sức. Nhưng việc có được một giấc ngủ ngon giường như lại rất khó do bạn bị căng thẳng và lo âu. Những gợi ý dưới đây có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn và làm giảm mệt mỏi:

  • Có giai đoạn tĩnh tâm trước khi ngủ bằng việc tắm nước ấm hoặc nghe nhạc tĩnh tâm
  • Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày
  • Giữ phòng ngủ luôn mát, tối, yên lặng
  • Đầu tư giường và đệm đem lại cảm giác thoải mái cho bạn
  • Áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu và tập các bài tập giãn cơ trước khi đi ngủ
  • Tránh sử dụng điện thoại di động và máy tính trước khi đi ngủ
  • Tránh ngủ ngày, nếu bạn cần nghỉ ngơi, cố gắng hạn chế chỉ chợp mắt khoảng 30 phút.

Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng

Rất nhiều phương pháp điều trị ung thư gây mất vị giác, buồn nôn, nôn mửa và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng, đôi khi tình trạng này sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Do giảm hồng cầu nên việc bổ sung đủ sắt là vô cùng quan trọng. Cố gắng ăn các thực phẩm giàu sắt như rau có lá xanh, hải sản có vỏ cứng, các loại đậu, chocolate đen, hạt quinoa (diêm mạch) và thịt đỏ. Nếu bạn không ăn thịt hoặc cá, bạn có thể giúp tăng cường hấp thu sắt thông qua việc bổ sung vitamin C như thực phẩm họ cam quýt.

Nếu có thể, hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn đảm bảo rằng bạn nạp đủ năng lượng cần thiết, uống đủ nước, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước. Mất nước có thể sẽ làm tình trạng mệt mỏi nặng hơn.

Biết được khi nào nên đến gặp bác sĩ

Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu và triệu chứng cảnh bảo nguy hiểm hoặc cấp cứu. Sốt, ớn lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau có thể rất nghiêm trọng.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Hãy yêu cầu bạn bè hoặc người thân trợ giúp khi thực hiện các công việc quan trọng. Mọi người thường rất muốn giúp đỡ bạn nhưng họ không biết nên giúp như thế nào. Hãy giao cho họ những công việc cụ thể, ví dụ như dọn cỏ trong sân, lau nhà hoặc làm các việt vặt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tăng bạch cầu đơn nhân

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm