Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh bạch cầu (máu trắng) ở trẻ em

Bệnh bạch cầu (hay còn gọi là bệnh máu trắng hay leukemia) là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Tại Mỹ, trung bình có 3718 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mỗi năm, trong giai đoạn từ 2012-2016. Tuy nhiên, một điều may mắn là tỷ lệ sống sau khi bị bệnh ở trẻ em đang tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua. Đa số các ca bệnh bạch cầu ở trẻ em đều chỉ là cấp tính.

Bệnh bạch cầu ở trẻ em là gì?

Bệnh bạch cầu hay leukemia là một dạng ung thư máu. Đa số các ca bệnh bắt nguồn từ tế bào bạch cầu. Bình thường, cơ thể sẽ tạo ra lượng bạch cầu vừa đủ để chống lại tình trạng nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác của cơ thể. Trẻ bị leukemia thường sản xuất ra quá nhiều bạch cầu và những tế bào bạch cầu này lại hoạt động không đúng chức năng. Chúng phát triển quá nhanh, vượt quá cả số lượng hồng cầu và tiểu cầu.

Đa số các trẻ đều mắc các dạng cấp tính của bệnh bạch cầu. Dạng cấp tính thường sẽ tiến triển bệnh rất nhanh và cần điều trị ngay lập tức. Có 2 dạng bệnh bạch cầu phổ biến ở trẻ em là:

  • Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính: là dạng phổ biến nhất và chiếm tới 75% số ca bệnh. Dạng bệnh này bắt nguồn từ các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, gọi là lympho bào. Những tế bào này sẽ tạo ra các kháng thể chống lại virus và vi khuẩn trong cơ thể
  • Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy: là dạng bệnh phổ biến thứ 2 ở trẻ em. Dạng bệnh này bắt nguồn từ tuỷ xương và sau đó lan vào máu. Dạng này sẽ ngăn chặn không cho các tế bào máu trưởng thành tại tuỷ xương và do đó không trở thành tế bào bạch cầu và không thực hiện được các chức năng miễn dịch.

Mặc dù 2 dạng bệnh trên chiếm đa số các ca bệnh bạch cầu ở trẻ em, nhưng đôi khi trẻ sẽ mắc phải các dạng bệnh bạch cầu khác. Các dạng bệnh hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu dòng hỗn hợp: đây là dạng phối hợp giữa dạng tăng lympho bào cấp tính và dòng tuỷ. Khi xảy ra ở trẻ em, phác đồ điều trị thường sẽ giống với dạng tăng lympho bào cấp tính
  • Bệnh bạch cầu mạn tính dòng tuỷ: dạng này rất hiếm, bắt nguồn từ tuỷ xương. Bệnh phát triển và lan rất chậm
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính: cũng giống như dạng trên, dạng này lan rất chậm và rất hiếm gặp, nhưng cũng bắt nguồn từ tuỷ xương
  • Ung thư bạch cầu tuỷ đơn bào ở người trẻ: là một dạng hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ rất nhỏ. Dạng này phát triển nhanh hơn dạng mạn tính dòng tuỷ nhưng chậm hơn dạng cấp tính dòng tuỷ.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh bạch cầu ở trẻ em ban đầu có thể khó phát hiện. Rất nhiều triệu chứng cũng xuất hiện trong các bệnh thường gặp khác ở trẻ. Tuy nhiên, do bệnh bạch cầu ở trẻ em thường lan rất nhanh nên việc điều trị sớm là rất quan trọng.

Nếu trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng nào dưới đây, đặc biệt là nếu triệu chứng kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Suy nhược
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Da tái nhợt
  • Khó thở
  • Ho không khỏi
  • Ớn lạnh
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Nhiễm trùng lâu ngày không khỏi
  • Buồn nôn
  • Dễ bị bầm tím
  • Khó thở sau khi bị các vết cào, xước nhỏ
  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Chảy máu lợi
  • Trướng bụng
  • Sưng các hạch bạch huyết
  • Sưng phù ở cánh tay hoặc mặt

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các trẻ đều sẽ xuất hiện các triệu chứng trên. Và trong đa số các trường hợp, các triệu chứng trên là biểu hiện của nhiều dạng bệnh khác. Do vậy, nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào trên đây, đừng tự động nghĩ rằng trẻ bị bệnh bạch cầu mà nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán đúng và kịp thời.

Nguyên nhân

Các nhà nghiên cứu hiện chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ bị bệnh mà không có bất cứ yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân nào. Một số thay đổi về DNA bên trong các tế bào tuỷ xương có thể gây ra các vấn đề dẫn đến bệnh bạch cầu. Bất thường ở nhiều nhiễm sắc thể có thể dẫn đến các thay đổi về DNA này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự phối hợp giữa yếu tố gen và di truyền là nguyên nhân cho một số trường hợp bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở trẻ em là gì.

Có thể dự phòng bệnh bạch cầu không?

Do các nhà khoa học chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh, nên để dự phòng được cũng rất khó.

Một số nghiên cứu tìm cách cải thiện các thuốc ức chế miễn dịch hoặc phương pháp hoá trị để những phương pháp này không làm tăng nguy cơ bệnh bạch bầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, những phương pháp này vẫn là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, giảm tiếp xúc với các yêu tố sau sẽ làm giảm nguy cơ bệnh bạch cầu:

  • Tiếp xúc với tia X quang hoặc chụp CT không cần thiết
  • Giữ trẻ tránh xa khỏi thuốc trừ sâu hoặc các chất hoá học mạnh khác
  • Cha mẹ cần cai thuốc lá
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Điều trị

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần điệu trị triệu chứng trước khi việcd diều trị ung thư bắt đầu. Ví dụ, trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ cần điều trị kháng sinh trước khi bắt đầu điều trị bệnh bạch cầu.

Phương pháp điều trị chính cho tất cả các dạng bệnh bạch cầu ở trẻ là hoá trị. Trong một số trường hợp sẽ cần xạ trị, phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Thời gian điều trị chính xác phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu.

Điều trị bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính: gồm 3 pha

  • Trẻ sẽ được hoá trị và uống thuốc điều trị đích nhằm làm giảm triệu chứng bệnh và có thể sẽ phải nằm viện vài ngày. Pha này thường kéo dài từ 1-3 tháng.
  • Khi bệnh đã bắt đầu thuyên giảm, trẻ sẽ tiếp tục hoá trị để tiếp tục giúp bệnh giảm. Một số trẻ sẽ cấy ghép tế bào gốc trong giai đoạn này
  • Duy trì: trẻ có thể uống thuốc để giữ tình trạng ung thư thuyên giảm. Thời gian của pha này sẽ phụ thuộc vào từng trẻ và quá trình tiến triển bệnh

Điều trị cho trẻ bị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ: gồm 2 pha

  • Trẻ sẽ được hoá trị tập trung trong giai đoạn này. Giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi bệnh thuyên giảm
  • Hoá trị sẽ tiếp tục được sử dụng để phá huỷ các tế bào ung thư còn sót lại. Một số trẻ sẽ được cấy ghép tế bào gốc trong giai đoạn nào.

Triển vọng

Dựa theo các nghiên cứu gần đây nhất, tỷ lệ sống sau 5 năm cho với trẻ bị bệnh bạch cầu tăng lympho cấp tính là 91.9% và với dạng bạch cầu cấp tính dòng tuỷ là 68.7%.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm tiểu cầu: những điều cần biết

Bình luận
Tin mới
Xem thêm