Nuôi cấy tế bào gốc để điều trị ung thư máu
Tại sao phải nuôi cấy tế bào gốc?
Hóa trị hoặc xạ trị với liều cao dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư máu cũng sẽ giết chết các tế bào tủy xương khỏe mạnh. Nuôi cấy tế bào gốc sẽ giúp bảo tồn được khả năng sản xuất ra các tế bào máu của tủy xương. Trong một số trường hợp, trị liệu bằng việc thay thế tế bào gốc có thể chữa được bệnh ung thư.
Nuôi cấy thường chỉ là “phương án B”
Điều trị ung thư máu thường bắt đầu với việc hóa trị, có thể có phối hợp hoặc không với các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Các chuyên gia vẫn còn đang tranh cãi về việc nên dùng phương pháp nào hơn. Nuôi cấy tế bào gốc thường sẽ rất tốn kém, nhiều nguy cơ và thường chỉ được áp dụng khi hóa trị không có tác dụng. Tuy nhiên, một số trung tâm điều trị ung thư đang thử nghiệm việc nuôi cấy tế bào gốc như một lựa chọn điều trị đầu tiên.
Tế bào gốc đến từ đâu?
Tế bào gốc có thể đến từ rất nhiều nơi. Cấy tủy xương sẽ thay thế tủy bị bệnh bằng tế bào gốc tủy xương không bị ung thư. Cấy tế bào máu ngoại vi sẽ dùng tế bào gốc được lấy từ trong máu. Các tế bào gốc dùng để nuôi cấy có thể sẽ bao gồm tế bào của bản thân người bệnh hoặc tế bào từ một người hiến.
Tế bào gốc từ máu cuống rốn
Tế bào gốc cũng có thể được lấy từ máu dây rốn của trẻ sơ sinh. Một số gia đình đã gửi tế bào gốc cuống rốn của trẻ vào ngân hàng cuống rốn, để tạo nên nguồn tế bào gốc cho bản thân đứa trẻ hoặc anh chị em của trẻ có thể sử dụng trong tương lai.
Các gia đình cũng có thể hiến tặng tế bào gốc trong máu cuống rốn cho cộng đồng để sử dụng. Hiến tặng cuống rốn đang trở thành một lựa chọn tốt cho các bệnh nhân không tìm thấy tế bào tương thích từ các thành viên trong gia đình của họ.
Tìm tế bào tương thích
Một số bệnh nhân có thể hiến tặng tế bào gốc của bản thân họ. Một số bệnh nhân khác sẽ phải phụ thuộc vào sự hiến tặng tế bào của người thân trong gia đình hoặc từ những người lạ. Tìm được tế bào tương thích là rất quan trọng. Sẽ là vấn đề lớn nếu tế bào mới quay lại tấn công các tế bào của bệnh nhân hoặc hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công tế bào hiến tặng. Tại Bắc Mỹ, người da trắng có cơ hội tốt để tìm được tế bào hiến tặng của người lạ nhưng tỷ lệ này ở người Mỹ gốc Phi và người châu Á rất thấp bởi rất ít người đồng ý trở thành người hiến tặng.
Nuôi cấy tế bào gốc
Lấy tủy xương là quá trình mà người hiến tặng sẽ được gây tê, sau đó dùng một kim tiêm rất mạnh để lấy tủy xương từ xương hông. Quá trình này sẽ mất từ 1-2 tiếng trong phòng mổ. Trước khi hiến tặng tế bào máu ngoại vi vài ngày, người hiến tặng sẽ phải dùng một số loại thuốc tiêm đặc biệt để tăng lượng tế bào gốc trong dòng máu. Sau đó, sẽ có một chiếc máy được nối với cơ thể để có thể lọc ra được các tế bào gốc từ máu người hiến tặng và để lại phần không phải tế bào gốc.
Nuôi cấy mini có thể là một lựa chọn
Có một lựa chọn khác dành cho người lớn tuổi và những người bệnh nặng, không thể chịu đựng được với quá trình cấy tế bào gốc truyền thống. Nuôi cấy tế bào gốc mini (mini stem cell transplant) hay còn gọi là giảm cường độ, có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc này có thể làm dịu bớt hệ miễn dịch, do đó các tế bào gốc sẽ được giữ lại mà không bị hệ miễn dịch đào thải. Từ đó, việc xạ trị và hóa trị cũng sẽ giảm cường độ, nhưng có thể sẽ không ngăn chặn được hoàn toàn ung thư.
Chuẩn bị phức tạp, tiến hành đơn giản
Chuẩn bị cho việc cấy tế bào gốc thường rất phức tạp, với nhiều loại xét nghiệm, tìm tế bào tương thích và tiến hành hóa trị, xạ trị bền bỉ trước khi nuôi cấy. Nhưng thực tế, quá trình cấy tế bào lại rất đơn giản. Bác sỹ sẽ tiêm tế bào vào dòng máu thông qua việc truyền tĩnh mạch và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Quá trình truyền sẽ diễn ra trong khoảng 1-5 tiếng.
Sau khi được cấy, bệnh nhân sẽ phải ở lại trong viện trong khoảng 2-6 tuần để đợi xem tế bào gốc bắt đầu tạo ra tế bào máu mới như thế nào. Trong suốt quá trình này, số lượng tế bào máu có thể sẽ giảm đi. Bệnh nhân sẽ được theo dõi rất nghiêm ngặt và sẽ được dùng thuốc chống khuẩn, chống nấm và chống virus để dự phòng các tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng.
Hồi phục sau khi cấy tế bào gốc
Sau khi xuất viện, bệnh nhân được cấy tế bào gốc sẽ phải kiểm tra hàng tháng hoặc hàng tuần. Họ sẽ phải tiến hành rất nhiều loại xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm máu, X quang ngực và xét nghiệm tủy xương. Trong thời gian hồi phục này, họ có thể sẽ phải được truyền máu thường xuyên và sử dụng kháng sinh. Bệnh nhân cũng sẽ phải tái khám trong vòng 1 năm đầu tiên, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt trở lại.
Một số người hiến tặng cũng cần thời gian hồi phục
Hiến tặng tủy xương là một quá trình phức tạp. Người hiến tặng sẽ bị sưng, đau phần hông trong vài ngày. Sẽ mất khoảng 4-6 tuần để cơ thể có thể thay thế các tế bào tủy xương đã hiến tặng. Trong những trường hợp hiếm gặp, những người hiến tủy xương có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gặp các biến chứng liên quan đến quá trình gây mê. Hiến tặng tế bào máu ngoại vi có thể sẽ bị hình thành cục máu đông, các vấn đề liên quan đến việc đặt ống thông ống truyền, và các tác dụng không mong muốn của việc dùng thuốc trong khi làm tăng số lượng tế bào máu ngoại vi.
Chăm sóc trong những năm sau
Nuôi cấy tế bào có thể cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh sẽ phải đối mặt với các thử thách trong những năm sau này. Vấn đề thường sẽ liên quan đến việc nuôi cấy hoặc các thuốc dùng trong quá trình cấy, bao gồm: tổn tương cơ quan, thay đổi hoocmôn, vô sinh, ảnh hưởng đến thần kinh và các loại ung thư khác. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành các phương pháp làm giảm nguy cơ và tăng chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư máu.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những gợi ý giúp thanh lọc cơ thể
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.