Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh

Trẻ có thể khiếm khuyết hoặc giảm thính lực dù bố mẹ hoặc người thân trong gia đình hoàn toàn khỏe mạnh.

Bác sĩ Đinh Thúy Linh, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có một trường hợp bị khiếm thính, giảm thính lực theo nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ này tăng cao hơn ở trẻ sinh non, cân nặng rất thấp, mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong 3 tháng đầu mang thai, viêm màng não mủ...

"Trẻ có thể mắc khiếm thính dù bố mẹ khỏe mạnh. Theo thống kê, hầu hết các trường hợp trẻ khiếm thính bẩm sinh đều được sinh ra trong các gia đình không có ai bị khiếm thính", bác sĩ Linh cho biết.

Khi bị mất thính lực, trẻ không thể tự phát âm. Từ đó, trẻ gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Theo bác sĩ Linh, tình trạng mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh không thể được phát hiện thông qua siêu âm thai hay các biện pháp sàng lọc trước sinh. Khuyết tật thính lực chỉ nhận biết được sau khi trẻ chào đời. Hiện, có 2 phương pháp sàng lọc được áp dụng phổ biến gồm đo lường âm thanh từ ốc tai để xác định trẻ có phản ứng với âm thanh hay không và đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não để đánh giá dây thần kinh thính giác, phản ứng của não với âm thanh.

"Sàng lọc thính lực sau sinh rất quan trọng. Khi trẻ được phát hiện sớm khiếm thính, giảm thính lực, sẽ được can thiệp sớm để có cuộc sống khỏe mạnh sau này", bác sĩ Linh cho biết.

Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có vấn đề về thính lực thông qua một số dấu hiệu. Ví dụ, khi sơ sinh, bé không giật mình, không chớp hoặc mở to mắt, ngừng bú, ngừng khóc khi có tiếng động lớn đột ngột như tiếng vỗ tay hoặc tiếng đóng sầm cửa. Ở trẻ một tháng tuổi, bé không nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi, không tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn.

Trẻ 4 tháng tuổi không im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc và hướng mắt về phía giọng nói, không thể hiện sự phấn khích với âm thanh như tiếng bước chân, tiếng đồ chơi. Trẻ 7 tháng tuổi không phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng. Bé 9 tháng tuổi không chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh rất yên tĩnh ngoài tầm nhìn. Trẻ 12 tháng tuổi không phản ứng với tên gọi của mình, không phản hồi với câu nói "không", "bye bye".

Theo bác sĩ Linh, việc theo dõi của cha mẹ cũng rất quan trọng, cần thực hiện thường xuyên mặc dù trẻ có kết quả sàng lọc thính lực sau sinh 'đạt'. "Vì có những trường hợp trẻ bị mất thính lực tăng dần, tại thời điểm sàng lọc sau sinh trẻ chưa có biểu hiện giảm thính lực rõ rệt", bác sĩ giải thích. Nếu bố mẹ nhận thấy có điểm bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ, cần cho trẻ đi khám ngay, để có thể can thiệp sớm.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phương pháp sàng lọc thính lực.

Chi Lê - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm