Những nguyên nhân hàng đầu gây mất thính lực
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn khi làm việc
Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn liên tục có thể gây ra mất thính lực kéo dài. Thủ phạm chính là tiếng ồn ở nơi làm việc, như tiếng máy móc. Khoảng 30 triệu người Mỹ phải đối mặt với sự nguy hại của tiếng ồn tại nơi làm việc. Những loại máy móc như máy công cụ loại nặng có thể làm tổn thương thính lực theo thời gian. Nếu có thể, hãy tránh các môi trường có tiếng ồn hoặc nghỉ ngơi sau các hoạt động có tiếng ồn. Đeo tai nghe hoặc bảo vệ tai bằng cách bao trùm toàn bộ tai.
Chấn thương hoặc thay đổi áp suất
Chấn thương nghiêm trọng vùng đầu có thể làm xương tai giữa lệch chỗ hoặc gây ra các tổn thương thần kinh nghiêm trọng, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Thay đổi áp suất bất ngờ, như việc bay lên cao hoặc lặn xuống đáy biển sâu, có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong, từ đó gây ra mất thính lực. Tổn thương màng nhĩ có thể được chữa khỏi trong vài tuần. Trong những trường hợp tai trong bị tổn thương nặng, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật. Không nên nhét bông gạc hoặc bất cứ vật gì vào tai. Làm như vậy có thể gây thủng màng nhĩ và bị mất thính lực mãi mãi.
Dùng thuốc
Mất thính lực được biết đến như tác dụng không mong muốn có thể xảy ra của một vài loại thuốc. Những loại thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh nhất định và thuốc ung thư. Thông thường, thính lực sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình điều trị những loại thuốc này. Mặc dù vậy, một vài trường hợp vẫn có thể sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn. Thường xuyên sử dụng aspirin, thuốc chông viêm không có steroid (NSAIDs), và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ bị mất thính lực. Trong một vài trường hợp, những tác dụng phụ liên quan đến thính lực sẽ biến mất nếu bạn ngưng dùng thuốc.
Bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính nhất định không liên quan đến tai có thể gây ra việc mất thính lực. Một số nguyên nhân gây hại tới tai như việc cản trở dòng máu đến tai trong hoặc đến não. Tình trạng này thường gặp trong các bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp hoặc tiểu đường. Các bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp cũng có thể liên quan đến một số dạng mất thính lực.
Cơ chế nghe – Giải phẫu của tai
Sóng âm thanh đi vào tai ngoài và di chuyển trong ống tai. Những sóng âm này làm màng nhĩ và những xương rất nhỏ trong tai giữa (xương búa và xương đe) rung lên. Sự rung động sẽ được truyền đến dịch ở ốc tai. Ốc tai là nơi những sợi lông rất nhỏ sẽ gửi tín hiệu thần kinh đến não để nhận diện âm thanh. Nếu bất cứ phần nào trong quá trình truyền âm này bị tổn thương hoặc quá trình này bị tắc nghẽn, sẽ dẫn đến việc mất thính lực.
Phát triển khối u
Những khối u không liên quan đến ung thư như u xương, bướu, và polyp lành tính có thể làm tắc nghẽn ống tai, gây ra mất thính lực. Trong một số trường hợp, loại bỏ khối u có thể hồi phục thính lực. U dây thần kinh thính giác là khối u phát triển ở dây thần kinh thính giác và thăng bằng ở tai trong cũng có thể gây ra mất thính lực. Đi kèm với mất thính giác có thể là các vấn đề như tê mặt, ù tai, các vấn đề về thăng bằng. Đôi khi, điều trị có thể giúp bảo tồn thính giác.
Âm thanh từ những tiếng nổ
Gần 17% người trưởng thành ở Mỹ có các vấn đề về thính lực. Đôi khi, những vấn đề này có nguyên nhân là do các tiếng nổ lớn và bất ngờ. Tiếng pháo nổ, tiếng súng nổ hoặc các tiếng nổ khác tạo ra những sóng âm rất lớn có thể làm thủng màng nhĩ hoặc làm tổn thương tai trong. Tình trạng này gọi là chấn thương do âm thanh. Hậu quả có thể được nhận thấy ngay lập tức và có thể dẫn đến tổn thương và mất thính lực vĩnh viễn.
Nếu bạn đi xem biểu diễn ca nhạc với âm thanh lớn và sau đó bị ù tai thì rất có thể, buổi biểu diễn đó chính là nguyên nhân. Cường độ âm thanh trung bình của một buổi nhạc rock là khoảng 110dB, có thể gây mất thính lực hoàn toàn trong vòng 15 phút. Tổn thương về thính lực có thể xảy ra khi tiếp xúc lâu ngày với bất kỳ âm thanh nào lớn hơn 85dB. Những âm thanh nguy hiểm khác bao gồm âm thanh phát ra từ máy thổi lá và từ việc cưa xích. Nói chuyện bình thường có cường độ âm thanh khoảng 60dB. Ù tai có thể kéo dài trong vài tiếng đồng hồ, vài ngày, vài tuần hoặc kéo dài mãi mãi. Để ngăn chặn việc tổn thương hoặc mất đi thính lực, hãy sử dụng nút tai và hạn chế thời gian tiếp xúc với những loại âm thanh này.
Tai nghe loại headphones và earbuds
Những người khác có thể nghe thấy âm nhạc hoặc lời bài hát bạn đang nghe trong tai nghe không? Nếu có, bạn nên vặn nhỏ âm lượng xuống. Dùng tai nghe dạng headphones hoặc earbuds có thể dẫn đến thay đổi về thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Âm thanh càng to và thời gian nghe càng lâu, bạn càng có nguy cơ bị thay đổi thính lực. Để nghe nhạc an toàn, bạn nên vặn nhỏ âm lượng và giới hạn thời gian nghe.
Ráy tai tích tụ
Ráy tay có nhiệm vụ bảo vệ ống tai khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng nếu ráy tai tích tụ quá nhiều và trở nên cứng hơn, ráy tai có thể sẽ ảnh hưởng đến thính lực. Ráy tai cũng có thể sẽ gây đau tai hoặc làm bạn cảm thấy tai bạn bị vướng. Nếu bạn nghĩ rằng ráy tai làm tắc nghẽn tai của bạn. Không nên thử loại bỏ ráy tai bằng cách dùng tăm bông hoặc nhét bất cứ thứ gì vào ống tai.
Bệnh tật ở trẻ nhỏ
Một số căn bệnh của trẻ nhó có thể gây ra mất thính lực. Viêm tai có thể làm tai giữa chứa đầy dịch và mất thính lực. Thính lực sẽ hồi phục nếu tình trạng viêm được điều trị và trong tai không còn dịch nữa. Những nhiễm trùng khác cũng có thể gây tổn thương tai giữa hoặc tai trong, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Các bệnh được biết đến sẽ ảnh hưởng đến thính lực ở trẻ nhỏ bao gồm: thủy đậu, viêm não, cúm, sở, viêm màng nào, và quai bị. Tiêm vacxin có thể bảo vệ trẻ khỏi một vài bệnh trên. Bác sỹ nhi khoa có thể giải thích cho bạn loại vacxin nào nên tiêm cho trẻ và loại nào không.
Mất thính lực bẩm sinh
Một vài trẻ sinh ra đã bị mất thính lực (điếc bẩm sinh). Mặc dù điếc bẩm sinh thường do di truyền, nhưng cũng có thể xảy ra nếu trẻ sinh ra bởi mẹ bị bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng khi mang thai. Mất thính lực cũng có thể phát triển ở trẻ sơ sinh nếu trẻ sinh non hoặc do các nguyên nhân khác như chấn thương khi sinh làm trẻ không có đủ oxy. Vàng da sơ sinh cũng có thể là nguyên nhân của một vài trường hợp điếc bẩm sinh.
Tuổi già
Khi bạn cao tuổi, khả năng nghe của bạn cũng sẽ yếu đi. Điều này vẫn có thể xảy ra kể cả khi bạn bảo vệ tai trong suốt cả đời. Thông thường, mất thính lực liên quan đến tuổi già thường có nguyên nhân là do mất các tế bào lông của tai trong. Không có cách nào để ngăn chặn loại mất thính lực này. Nhưng có rất nhiều cách bạn có thể làm để cải thiện khả năng nghe. Trao đổi với bác sỹ để lựa chọn ra cách phù hợp với bạn.
Tham khảo thêm thông tin về bài viết: Các nguyên nhân gây đau tai
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.