Những thời điểm cần đi SLTS
Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Sản phụ nên đi khám sàng lọc khi tuổi thai được từ 11-14 tuần, tốt nhất là trong khoảng từ 12-13 tuần. Sàng lọc trong giai đoạn này bao gồm siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào thời điểm từ 11-13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Trong giai đoạn này, khi đi khám sàng lọc, bạn được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 - 21 tuần; siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi vào lúc tuổi thai từ 20 - 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương...
Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời gian thường không có chỉ định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai nên chủ động siêu âm trong thời gian này để đánh giá tình trạng sự phát triển của thai nhi và tiên lượng cho cuộc đẻ.
Trường hợp cần thực hiện khám SLTS
Xét nghiệm SLTS thường được chỉ định cho thai phụ nhằm xác định thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hay không. Những nguyên nhân căn cứ cho việc chỉ định xét nghiệm trước sinh bao gồm: bệnh sử gia đình hoặc con trước đã có vấn đề di truyền. Bố mẹ đã biết bản thân mang gene đặc thù. Kết quả siêu âm cho thấy kết quả bất thường. Kết quả xét nghiệm tầm soát cho thấy thai kỳ nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao...
Những trường hợp nên thực hiện khám SLTS gồm: Thai phụ sẩy thai hay thai chết lưu trong những lần mang thai trước. Thai phụ lớn tuổi (> 35 tuổi). Bà mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ. Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh và các rối loạn di truyền bệnh Down... Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền. Ngoài ra nếu không thuộc những nhóm tiền sử nêu trên, cũng có thể yêu cầu được thực hiện sàng lọc trước sinh khi đi khám thai.
Thai phụ cần lưu ý: SLTS nên thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm sàng lọc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sàng lọc trước sinh
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.
Sau 2 mùa Hè bị ảnh hưởng do COVID-19, năm nay, trẻ đã có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể trong trạng thái “bình thường mới”. Một vài gợi ý sau giúp cha mẹ tìm được hoạt động bổ ích cho trẻ phát triển thể chất trong mùa Hè này.
Theo một nghiên cứu gần đây về COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 không được phát hiện có thể gây ra các trường hợp viêm gan bí ẩn được báo cáo ở hàng trăm trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu cần ghép thận đã vượt xa nguồn cung cấp. Sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng hơn khi các bệnh viện bắt đầu từ chối sử dụng thận từ những người hiến tặng dương tính với SARS-CoV-2.
TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khi khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, điều đầu tiên ông đề cập là nên giảm lượng thịt đỏ.
SEA Games 31 đang diễn ra với lịch thi đấu giữa các đội, trong đó có môn thể thao vua là bóng đá. Và không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ môn thể thao này, muốn hòa mình vào không khí sôi động của các trận túc cầu.
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể trở năng và đe dọa đến tính mạng. Virus cúm thay đổi liên tục, có thể khiến bệnh trở nên khó điều trị. Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của cúm, một số liệu pháp thay thế như xông hoặc sử dụng tinh dầu cũng có hiệu quả cao.