Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn. Các vết nứt làm lộ những mô ở bên dưới da, gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra khi cố rặn khối phân lớn và cứng, hoặc tiêu chảy, táo bón kéo dài.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết thường gặp ở trẻ nhỏ. Nứt kẽ hậu môn thường nhẹ và tự hết trong vòng 6 tuần. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm đau và hồi phục, ví dụ như các thuốc làm mềm phân, các thuốc giảm đau tại chỗ.

Nếu bệnh vẫn không cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp trên, bác sĩ có thể cần phẫu thuật hoặc xác định các bệnh lí khác gây ra nứt kẽ hậu môn.

Triệu chứng

Nứt kẽ hậu môn có thể bao gồm 1 hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vùng da xung quanh hậu môn
  • Mẩu da thừa hoặc khối nhỏ lồi trên da bên cạnh vết nứt
  • Đau chói khu vực quanh hậu môn khi đi đại tiện
  • Vệt máu ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Ngứa hoặc cảm giác bỏng rát khu vực quanh hậu môn

Nguyên nhân

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra khi đại tiện khối phân lớn hoặc rắn. Táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy thường xuyên có thể gây ra những vết rách xung quanh hậu môn. Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:

  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm ruột khác
  • Căng thẳng khi sinh
  • Giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn trực tràng
  • Cơ thắt hậu môn quá chặt hoặc co cứng

Các nguyên nhân hiếm gặp khác:

  • Ung thư hậu môn
  • HIV
  • Lao
  • Giang mai
  • Herpes

Các yếu tố nguy cơ

Do nhiều lí do chưa được biết đến, nứt kẽ hậu môn thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra ở 80% trẻ sơ sinh. Người lớn tuổi cũng dễ bị nứt hậu môn do giảm lưu lượng máu ở vùng hậu môn trực tràng. Trong và sau khi sinh con, phụ nữ có nguy cơ bị nứt hậu môn do căng thẳng trong quá trình chuyển dạ.

Những người bị bệnh viêm ruột, ví dụ như bệnh Crohn, cũng có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn. Viêm ở niêm mạc ruột làm cho hậu môn có khuynh hướng bị rách. Những người thường xuyên bị táo bón cũng làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Sự căng giãn hoặc đại tiện khối phân lớn và rắn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nứt kẽ hậu môn.

Chẩn đoán

Bác sĩ thường chẩn đoán nứt kẽ hậu môn một cách đơn giản thông qua thăm khám hậu môn. Tuy nhiên, họ cũng có thể soi hậu môn - trực tràng của bạn để quan sát những vết xước rõ ràng hơn hoặc tìm nguyên nhân khác gây đau hậu môn, trực tràng, ví dụ như bệnh trĩ.

Điều trị
  • Hầu hết nứt kẽ hậu môn không cần phải điều trị phức tạp. Các phương pháp điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục, ví dụ như:
  • Sử dụng các thuốc làm mềm phân không kê đơn
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, ví dụ như rau củ và trái cây tươi
  • Tắm nước ấm giúp thư giãn các cơ quanh hậu môn, giảm ngứa và tăng cường lượng máu đến khu vực hậu môn – trực tràng.
  • Sử dụng các thuốc bôi có chứa nitroglycerin như Cortison, giúp tăng tưới máu cho khu vực này và chóng lành vết nứt.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau tại chỗ, như Anusol-HC và Lidocain, để làm giảm sự khó chịu ở hậu môn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc mỡ chẹn kênh calci có thể thư giãn các cơ thắt và chữa lành vết nứt hậu môn.

Một biện pháp điều trị khác có thể là tiêm Botox vào cơ thắt hậu môn, sẽ ngăn chặn sự co thắt ở hậu môn bằng cách tạm thời làm tê liệt các cơ bắp, ngăn chặn vết nứt mới hình thành, tạo điều kiện cho các vết nứt cũ lành lại.

Nếu vết nứt hậu môn của bạn không đáp ứng với điều trị khác, bác sĩ có thực hiện một thuật cắt cơ thắt hậu môn. Đây là một thủ thuật liên quan đến việc thực hiện một đường rạch nhỏ ở cơ thắt hậu môn để thư giãn các cơ, giúp cho vết nứt hậu môn có thể lành lại. Thủ thuật này có thể được xem xét nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn đã thất bại.

Không phải tất cả các vết nứt hậu môn đều là dấu hiệu của chế độ ăn ít chất xơ và táo bón. Kém lành vết nứt hoặc những vết nứt nằm ở một vị trí khác (không phải ở phần sau và đường giữa hậu môn) có thể chỉ ra một bệnh lí tiềm ẩn như bệnh lao, HIV, hoặc ung thư trực tràng. Nếu bạn chú ý thấy các vết nứt hậu môn lâu lành mặc dù đã cố gắng giữ gìn, sử dụng các thuốc điều trị tại nhà, hãy đến khám bác sĩ.

Điều trị

Nứt kẽ hậu môn không phải luôn phòng ngừa được nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng các biện pháp sau:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ
  • Giữ vùng hậu môn khô ráo
  • Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng bằng xà phòng hoặc nước ấm
  • Phòng táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên
  • Điều trị tiêu chảy

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trà thảo mộc có trị được táo bón?

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm