Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

23 cách để cải thiện trí nhớ - Phần 2

Trí nhớ của chúng ta là một kỹ năng, và chỉ như những kỹ năng khác, nó có thể được cải thiện nhờ sự luyện tập và các thói quen lành mạnh tổng thể

23 cách để cải thiện trí nhớ - Phần 2

Dưới đây là 25 mẹo và thủ thuật hiệu quả nhất trong việc cải thiện trí nhớ phần tiếp theo

    12. Ăn nhiều các loại thực phẩm sau

Các chế độ ăn kiêng như chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn DASH (để ngăn ngừa cao huyết áp) và chế độ ăn MIND (chế độ ăn kết hợp giữa chế độ DASH và chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải để làm chậm sự thoái hóa thần kinh) có một số điểm chung. Những điểm chung này bao gồm khả năng cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.

Những chế độ ăn này tập trung vào việc ăn:

  • Các thực phẩm dựa trên thực vật, đặc biệt là rau xanh, rau lá và quả mọng.
  • Tất cả các loại ngũ cốc
  • Các loại rau
  • Các loại hạt
  • Thịt gà hoặc gà tây
  • Dầu ôliu hoặc dầu dừa
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Cá béo như cá hồi hoặc cá mòi
  • Rượu  vang đỏ trong tầm kiểm soát.

Các loại cá béo là nguồn giàu các acid béo omega- 3. Omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào não và thần kinh. Chúng rất quan trọng cho việc học tập, ghi nhớ và đã được chứng minh có tác dụng làm chậm sự suy giảm trí nhớ.

    13. Ăn ít các loại thực phẩm sau:

Những người thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn MIND cần tránh những thực phẩm:

  • Đường
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thịt đỏ
  • Đồ ăn chiên xào
  • Muối
  • Pho mát

Đường và chất béo có liên quan đến trí nhớ kém. Một nghiên cứu gần đây trên người cho thấy một chế độ ăn nhiều chất béo và đường làm suy giảm trí nhớ vùng hồi hải mã. Tuy nhiên nghiên cứu dựa vào bảng  câu hỏi khảo sát, nên có thể nó không chính xác.

14. Tránh sử dụng một số loại thuốc nhất định

Khi sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, hãy nhớ hỏi bác sĩ về những thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống. Một số đơn thuốc, ví dụ như statin điều trị cholesterol máu cao, có liên quan đến mất trí nhớ. Giảm cân và ăn uống lành mạnh hơn cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cholesterol máu cao.

Một vài thuốc khác có có thể ảnh hưởng tới trí nhớ bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc ngủ
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Metformin (thuốc điều trị đái tháo đường)

Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm soát các bệnh mà bạn đang mắc phải để bạn không phải phụ thuộc vào thuốc cả đời. Nếu bạn lo lắng về việc một thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, hãy trao đổi với bác sĩ về lựa chọn của bạn.

  1. Hoạt động thế chất

Tập thể dục đã được chứng minh là có lợi ích về nhận thức. Nó cải thiện việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể, và tạo ra các tế bào mới trong não là điều cần thiết cho việc lưu trữ bộ nhớ. Đặc biệt tập thể dục làm tăng số lượng tế bào trong hồi hải mã.

Không cần tập thể dục vất vả. Ví dụ, đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời.

 
  1. Kiểm soát stress

Khi bạn bị stress, cơ thể bạn giải phóng hormone stress như cortisol. Cortisol đã chứng minh có thể làm suy yếu quá trình ghi nhớ của bộ não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ dài hạn. Stress và trầm cảm thậm chí đã được chứng minh làm co nhỏ não trên động vật.

  1. Uống nước

Não bộ được hình thành chủ yếu từ nước. Nước hoạt động như một chất hấp phụ sốc cho não bộ và tủy sống. Nó giúp các tế bào não sử dụng được chất dinh dưỡng. Vì vậy chỉ mất một lượng nhỏ nước cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Mất  nước ít đã được chứng minh khiến não bị co nhỏ và suy giảm trí nhớ.

Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn thế nếu bạn hoạt động nhiều.

  1. Uống cà phê

Caffeine đã được chứng minh làm tăng trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.

Nhưng điều này lại đi kèm với một tác dụng khác. Khi uống quá nhiều caffein hoặc uống vào buổi tối, có thể mang lại tác dụng ngược lại vì nó gây ra tình trạng khó ngủ ở những người nhạy cảm.

  1. Không uống rượu

Có  sự thật là sử dụng rượu với lượng vừa phải có thể có tác dụng tích cực lên trí nhớ, nhưng hãy lưu ý rằng lượng vừa đủ ở đây là chỉ một ly với phụ nữ và hai ly với nam giới mỗi ngày.

Uống quá nhiều có tác động tiêu cực đến khả năng lưu trữ thông tin cũng như giấc ngủ  của bạn.

  1. Thiền

Đã có bằng chứng về những lợi ích sức khỏe của thiền định. Các nghiên cứu cho thấy rằng thiền địng giúp cải thiền một vài chức năng nhận thức, như sự tập trung, trí nhớ và học tập. Thiền định diễn ra ở não và khích thích nhiều hơn sự hình thành các liên kết giữa các tế bào não. Có nhiều cách để thiền định  hãy tìm một cách phù hợp nhất với bạn.

  1. Tận hưởng thiên nhiên

Hòa mình với thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Hòa mình vào thiên nhiên thậm chí có thể được coi là một hình thức thiền định. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy rằng một lần đi bộ trong công viên đã cải thiện được trí nhớ và sự chú ý so với việc đi bộ trong thành phố. Tương tự như vậy, theo một nghiên cứu năm 2006, làm vườn hàng ngày làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ lên đến 36%.

  1. Tập Yoga

Một nghiên cứu năm 2012 thấy rằng chỉ với 20 phút tập yoga đã cải thiện đáng kể tốc độ và độ chính xác của những người tham gia trong các bài kiểm tra trí nhớ. Những người tham gia thực hiện tốt hơn đáng kể các bài kiểm tra sau khi tập yoga so với bài tập aerobic. Tuy nhiên nghiên cứu này bị giới hạn trong một phạm vi hẹp chỉ với 30 nữ sinh trẻ tuổi.

Cách thở trong yoga chú trọng vào cơ hoành (thở bụng, khi hít vào bụng căng lên, khi thở ra bụng xẹp xuống), giúp lượng oxy hít vào đạt tối đa, cải thiện chức năng tâm thần.

  1. Giảm cân

Những người béo có tỉ lệ nước trong cơ thể thấp hơn những người gầy. Những người thừa cân cũng có mô não ít hơn. Bạn càng thừa cân, mô não của bạn càng co lại và nó sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn.

Vấn đề mấu chốt

Trí nhớ của chúng ta là một kỹ năng, và chỉ như những kỹ năng khác, nó có thể được cải thiện nhờ sự luyện tập và các thói quen lành mạnh tổng thể. Bạn có thể bắt đầu với những việc nhỏ. Ví dụ như, chọn một hoạt động mới thử thách để học, kết hợp với vài phút tập thể dục trong ngày của bạn, duy trì thời gian biểu cho giấc ngủ và ăn thêm một vài loại rau xanh, cá và các loại hạt.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình đang mắc phải nhiều lỗi hơn bình thường hoặc gặp khó khăn đề hoàn thành các công việc đơn giản hàng ngày như nấu ăn hoặc làm vệ sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao mẹ bầu bỗng nhiên "mất trí nhớ"?

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm