Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau bụng: khi nào cần đến khám bác sỹ?

Đau bụng là một triệu chứng hết sức thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn sẽ băn khoăn trong những trường hợp nào thì cần đi khám bác sỹ?

Bất kì ai trong chúng ta cũng đã từng đôi lần cảm thấy đau bụng. Đau bụng có thể có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ, từ đau âm ỉ đến đau quặn, có thể chỉ đau trong một khoảng thời gian ngắn nhưng có thể kéo dài liên tục hoặc tự hết rồi lại tái đi tái lại. Cơn đau bụng diễn ra trong thời gian ngắn được gọi là đau bụng cấp tính, khi kéo dài vài tuần hoặc vài tháng thì gọi là đau bụng mạn tính.

Các nguyên nhân gây đau bụng

Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân không đáng lo ngại nhưng lại có những vấn đề cần được cấp cứu ngay lập tức.

Thông thường, vị trí đau bụng sẽ cung cấp thông tin quan trọng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Theo như hình vẽ dưới đây, bạn có nhìn thấy vị trí đau bụng liên quan đến một số bệnh nhất định: 

Bên cạnh đó, có những nguyên nhân gây đau bụng dưới đây laị không gây nên cơn đau bụng ở một vị trí nhất định nào trên bụng, nghĩa là cơn đau có thể gặp ở bất cứ vị trí nào:
  • Bệnh Crohn
  • Ceton máu cao
  • Viêm túi thừa
  • Chấn thương bụng
  • Tắc ruột
  • Lồng ruột (ở trẻ em)
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Nhiễm độc chì
  • Viêm hạch mạc treo
  • Viêm tụy
  • Bệnh viêm vùng chậu (nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ)
  • Viêm phúc mạc (viêm màng bụng)
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Căng hoặc co kéo cơ bụng
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Viêm loét đại tràng
  • Tăng ure huyết
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm dạ dày

Các vấn đề sau đây thường gây ra đau bụng dưới, đôi khi được mô tả như đau vùng chậu:

  • Viêm ruột thừa
  • Viêm bàng quang
  • Viêm túi thừa
  • Vấn đề về cổ tử cung, chẳng hạn như nhiễm trùng cổ tử cung, viêm cổ tử cung hoặc các khối u ở cổ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Tắc ruột
  • Đau bụng liên quan đến rụng trứng
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ)
  • Viêm vòi trứng (ống dẫn trứng)
  • Thoát vị bẹn
  • Sỏi thận
  • Viêm túi tinh
  • Viêm loét đại tràng

Các bệnh lí dưới đây thường gây ra đau bụng trên:

  • Đau thắt ngực (giảm lưu lượng máu đến tim)
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm đường mật
  • Viêm tá tràng
  • Viêm gan virus
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tắc ruột
  • Thiếu máu mạc treo cục bộ (giảm lưu lượng máu đến ruột)
  • U lympho không Hodgkin
  • Đau dạ dày không do loét
  • Viêm tụy
  • Loét dạ dày
  • Viêm màng ngoài tim
  • Viêm màng phổi
  • Viêm phổi
  • Tràn khí màng phổi
  • Hẹp môn vị (ở trẻ sơ sinh)
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Vỡ lách
  • Thoát vị hoành
  • Hẹp môn vị

Các nguyên nhân sau đây thường gây ra đau ở trung tâm của bụng:

  • Ceton máu cao
  • Chấn thương
  • Tắc ruột
  • Huyết khối tĩnh mạch mạc treo (cục máu đông trong tĩnh mạch dẫn máu từ ruột)
  • Viêm tụy
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Ure huyết cao

Và có một số bệnh lại có thể gây đau bụng ở các vị trí khác nhau tùy từng bệnh nhân khác nhau.

Do vậy, tuy đau bụng rất thường gặp nhưng nếu chỉ căn cứ vào vị trí đau sẽ rất khó để chẩn đoán chính xác căn bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ cần thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Khi nào bạn cần đến khám bác sỹ?

Hãy gọi ngay cho bác sỹ để xin ý kiến tư vấn nếu bạn thấy đau bụng dữ dội, tăng lên khi cử động hoặc không giảm đi khi ngồi dậy hoặc không có tư thế nào làm bạn đỡ đau; khi đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn nhiều hoặc nôn ra máu, đi ngoài ra máu và cảm giác rất căng chướng bụng.
Hãy gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng dữ dội và kèm theo:
  • Chấn thương, ví dụ như tai nạn làm bạn đau bụng dữ dội vì có thể có tổn thương, dập vỡ tạng, chảy máu trong ổ bụng. Đây có thể là cấp cứu ngoại khoa khẩn cấp.
  • Đau ngực, bất kể đau tại vị trí nào của ngược
  • Đi ngoài ra máu, buồn nôn hoặc nôn liên tục, vàng da, đau tăng lên khi chạm vào bụng hoặc chướng bụng
  • Đau khiến bạn không thể ngồi yên được hoặc phải cuộn tròn lại để giảm đau
  • Có biểu hiện lơ mơ, choáng hoặc bất tỉnh

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu đau bụng khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc đã kéo dài một vài ngày hoặc hàng tuần.

Trong khi chưa đến bệnh viện, bạn có thể tìm cách giảm đau, ví dụ như ăn thành các bữa nhỏ nếu bạn đau bụng do khó tiêu, chườm nếu nó làm bạn dễ chịu hơn.

Tránh sử dụng các thuốc giảm đau như Aspirin hoặc Ibuprofen hay thuốc phiện vì chúng có thể gây kích thích dạ dày và làm đau bụng nặng lên. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau còn làm lu mờ các triệu chứng, gây khó khăn trong việc theo dõi và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các sự thật về đường tiêu hóa của bạn

Ts.Bs Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Mayoclinic và Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm