Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân và điều trị tiêu chảy

Khi bạn bị tiêu chảy, phân của bạn lỏng hơn bình thường. Mặc dù bất tiện, nhưng tiêu chảy cũng khá phổ biến và không quá nghiêm trọng.

Nguyên nhân và điều trị tiêu chảy

Tiêu chảy thường kéo dài từ hai đến ba ngày, và nếu cần điều trị, có rất nhiều loại thuốc không cần kê đơn.

Đối với nhiều người, tiêu chảy thường xảy ra một hoặc hai lần mỗi năm. Nếu bạn có các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy có thể xảy ra thường xuyên hơn.

Các triệu chứng:

  • Cần đi đại tiện khẩn cấp.
  • Phân lỏng
  • Nôn và buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Chuột rút

Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn gồm:

  • Có máu, chất nhày, hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa trong phân.
  • Giảm cân
  • Sốt

Nếu bạn bị tiêu chảy hơn ba lần một ngày và bạn không uống đủ nước, bạn có thể trở nên mất nước. Sẽ nguy hiểm nếu như tình trạng đó không được điều trị.

Nguyên nhân nào gây tiêu chảy?

Thông thường, tiêu chảy gây ra bởi các virus gây viêm ống tiêu hóa.

Nó cũng xảy ra nếu bạn:

  • Nghiện rượu
  • Dị ứng với thức ăn
  • Đái tháo đường
  • Bệnh về tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn’s
  • Ăn thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa
  • Bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn ( thường do ngộ độc thức ăn) hoặc do các cơ quan khác.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Do tác dụng phụ của thuốc
  • Ưu năng tuyết giáp
  • Điều trị xạ trị
  • Một vài loại ung thư
  • Phẫu thuật hệ tiêu hóa
  • Kém hấp thu chất dinh dưỡng

Tiêu chảy cũng có thể gây táo bón, đặc biệt với những người bị hội chứng ruột kích thích.

Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có những triệu chứng sau:
  • Có máu trong phân hoặc phân đen
  • Sốt cao ( trên 38°C) hoặc sốt quá 24 giờ
  • Tiêu chảy trên 2 ngày
  • Nôn hoặc buồn nôn ngăn cản bạn uống nước, dẫn đến mất nước
  • Đau quặn ở bụng hoặc ở hậu môn
  • Tiêu chảy khi bạn quay trở về từ chuyến du lịch nước ngoài

Ngoài ra, bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị tiêu chảy và có những dấu hiệu mất nước như:

  • Nước tiểu ít, sẫm màu
  • Lượng nước tiểu ít hơn bình thường hoặc tã của trẻ ít ướt hơn bình thường
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau đầu
  • Da khô
  • Bạn cảm thấy khó chịu, choáng váng hoặc li bì, ngủ gà

Để điều trị tiêu chảy, nếu trường hợp của bạn nhẹ, bạn có thể chỉ cần bủ đù nước cho cơ thể bằng các dung dịch bù nước điện giải như Oresol. Nhưng nên lưu ý pha thuốc theo đúng chỉ dẫn. 

Nếu bạn ngứa, nóng, đỏ hoặc đau tại vùng hậu môn vì bạn đã đi đại tiện nhiều lần, hãy thử các biện pháp dưới đây để cảm thấy tốt hơn:

  • Tắm bằng nước ấm. Sau đó, dùng khăn mềm và sạch lau khô nhẹ nhàng, tránh chà cọ.
  • Dùng kem thoa hoặc dầu bôi trơn.

Hãy cố gắng bù đủ nước cho cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Chọn nước ép trái cây hay nước ngọt không có cafeine. Canh gà không béo, trà mật ong, và các đồ uống tăng sinh lực cũng là những lựa chọn tốt.

Thay vì uống nhiều nước trong bữa ăn, bạn nên uống giữa các bữa. Nên thường xuyên uống từng ngụm nhỏ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp chữa tiêu chảy đến từ thiên nhiên

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm