Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

23 cách để cải thiện trí nhớ - Phần 1

Trí nhớ của chúng ta là một phần không thể thiếu. Nhưng khi chúng ta già đi, trí nhớ sẽ bị suy giảm. Với nhiều người lớn tuổi, sự suy giảm nghiêm trọng đến mức họ không thể sống độc lập được nữa. Đó là một trong những nỗi sợ lớn nhất mà người cao tuổi phải đối mặt.

23 cách để cải thiện trí nhớ - Phần 1

Tin tốt là các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều hơn về khả năng của bộ não để thay đổi và hình thành những kết nối thần kinh mới mỗi ngày, thậm chí ở tuổi già. Khái niệm này được gọi là ‘sự linh hoạt của bộ não’. Thông qua các nghiên cứu về ‘sự linh hoạt của bộ não’ các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sức chứa của bộ não không cố định mà khá dẻo dai.

Để tận dụng tối đa ‘sự linh hoạt của bộ não”, bạn sẽ cần tập thể dục cho não bộ và chăm sóc cơ thể. Dưới đây là 25 mẹo và thủ thuật hiệu quả nhất trong việc cải thiện trí nhớ

  1. Học thứ gì đó mới mẻ

Sức mạnh bộ não cũng giống như sức mạnh của cơ: bạn càng sử dụng nhiều, nó càng khỏe hơn. Nhưng bạn không thể nâng trọng lượng như nhau mỗi ngày và mong muốn cơ khỏe hơn. Bạn sẽ cần giữ cho bộ não liên tục được thử thách. Học một kỹ năng mới là một cách tuyệt vời để củng cố sức chứa của bộ não.

Có rất nhiều hoạt động để lựa chọn, nhưng quan trọng nhất là bạn cần tìm thứ gì đó buộc bạn phải rời khỏi khu vực an toàn và khiến bạn phải tập trung toàn bộ. Đây là một vài ví dụ:

  • Học cách chơi một nhạc cụ mới
  • Làm đồ gốm
  • Chơi các trò chơi trí tuệ như Sudoku hay cờ vua
  • Học một thể loại nhảy mới, như tango chẳng hạn
  • Học một ngôn ngữ mới

Nghiên cứu từ năm 2007 cho thấy rằng nói nhiều hơn một ngôn ngữ có thể làm chậm sự bắt đầu của các vấn đề về trí nhớ ở những người mắc chứng suy giảm trí nhớ.

  1. Lặp lại và nhớ lại

Bất cứ khi nào bạn tìm hiểu một thông tin mới, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ lại thông tin đó nều như nó được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Việc lặp đi lặp lại sẽ giúp củng cố các liên kết chúng ta đã tạo ra giữa các nơron. Lặp lại những gì bạn nghe thấy thật to, cố gắng sử dụng nó trong một câu, viết nó ra và đọc to lên.

Nhưng công việc không dừng lại ở đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự lặp lại một cách đơn giản là một công cụ học không có hiệu quả nếu chỉ sử dụng riêng lẻ. Bạn sẽ cần ngồi lâu hơn và cố gắng nhớ lại những thông tin mà không cần nhìn vào nơi bạn đã viết nó xuống. Tự kiểm tra lại bản thân để nhớ lại các thông tin là cách học tốt hơn so với việc học lại. Thực hành nhớ lại tạo ra nhiều hơn kinh nghiệm dài hạn và có ý nghĩa.

  1. Thử các chữ viết tắt, các từ viết tắt và các cách ghi nhớ

Các thiết bị ghi nhớ có thể ở dưới dạng các từ viết tắt, chữ viết tắt, các bài hát và thơ.

Các cách ghi nhớ đã được thử nghiệm từ những năm 1960 như một chiến lược hiệu quả cho sinh viên. Bạn có thể đã được dạy một vài cách ghi nhớ để nhớ các danh sách dài. Ví dụ như các màu sắc của quang phổ có thể được nhớ với cái tên ROY G. BIV (đỏ, cam, vàng, lụa, lam, tràm, tím).

  1. Thông tin theo nhóm hoặc mảng

Nhóm hoặc mảng đề cập đến quá trình phân chia các thông tin mới được học vào các nhóm để dễ nhớ hơn. Ví dụ bạn có thể thấy rằng sẽ dễ dàng hơn để nhớ một số điện thoại nếu 10 con số đó được chia thành 3 nhóm riêng biệt (ví dụ 555-637-8299) thay vì một dãy dài các số (5556378299).

  1. Sử dụng tất cả các giác quan của bạn

Một chiến thuật khác của những người nhớ tốt là họ không chỉ sử dụng một giác quan để giữ lại các thông tin. Thay vào đó, họ giữ lại thông tin bằng nhiều giác quan, như màu sắc, mùi vị.

  1. Đừng tra Google ngay lập tức

Công nghệ hiện đại có chỗ đứng của nó, nhưng không may mắn là điều đó lại khiến chúng ta ‘lười suy nghĩ’. Trước khi bạn chạm tay vào điện thoại để tra Google, hãy cố gắng hết sức lấy lại thông tin từ trí nhớ của bạn. Đây là một quy trình giúp củng cố các đường dẫn truyền thần kinh trong não.

  1. Bỏ qua GPS

Một lỗi lầm phổ biến khác là việc bạn dựa vào GPS mọi lúc khi bạn lái xe. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong năm 2013 rằng việc dựa vào các công nghệ phản ứng – như GPS – để dẫn đường, làm thu hẹp một phần của bộ não được gọi là hồi hải mã, phần chịu trách nhiệm cho trí nhớ không gian và chuyển từ trí  nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Suy giảm chức năng của hồi hả mã có liên quan đến chứng mất trí và suy giảm trí nhớ.

  1. Giữ cho bản thân luôn bận rộn

Một lịch trình bận rộn có thể duy trì trí nhớ theo giai đoạn của bộ não. Một nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa lịch trình bận rộn với chức năng nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế do sử dụng bộ câu hỏi tự báo cáo.

  1. Sống có tổ chức

Một người có tổ chức có thể ghi nhớ dễ dàng hơn. Bảng kiểm (checklist) là một công cụ tốt cho việc tổ chức. Tự tay viết xuống danh sách cần kiểm tra của bạn (thay vì sử dụng điện tử) cũng giúp tăng khả năng nhớ những gì bạn đã viết xuống.

  1. Ngủ đúng giờ

Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi buổi sáng. Hãy cố gắng không phá vỡ thói quen của bạn vào cuối tuần. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  1. Tránh ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ

Ánh sáng màu xanh phát ra từ màn hình di động, tivi, máy tính sẽ ức chế việc sản xuất melatonin, một hoocmon điều khiển nhịp sinh học của bạn. Một chu kỳ giấc ngủ không tốt có thể thực sự làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ.

Nếu không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, các noron trong não sẽ bị làm việc quá sức. Chúng không còn có thể phối hợp các thông tin, khó hình thành được kí ức. Khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, hãy tắt các thiết bị và để cho bộ não của bạn được thư giãn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Yếu tố nguy cơ gây mất trí nhớ bất ngờ nhất

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm