Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những món đồ không cần làm sạch thường xuyên

Nhiều người có thói quen dọn dẹp và cho rằng cần làm sạch đồ dùng, nội thất càng nhiều càng tốt để giữ vệ sinh.

Mặc dù dọn dẹp là thói quen tốt, nhưng không phải mọi đồ dùng trong nhà đều cần giặt giũ, lau chùi liên tục.

Quần áo

Phần lớn quần áo có thể mặc lại nhiều lần, trừ đồ lót, đồ tập thể thao và bít tất (vớ). Sau mỗi lần mặc bạn nên treo chúng lên mắc, tránh chất thành đống lên trên ghế, sàn nhà gây ám mùi.

Giặt quần áo quá nhiều có thể làm giảm độ co giãn và chất lượng của vải. Chưa kể, nhiều sản phẩm máy giặt đời mới có chế độ tiết kiệm nước, khiến lượng bột giặt dư thừa bám dính, làm quần áo dễ bụi bẩn hơn.

Chén bát

Nhiều người có thói quen tráng bát, đĩa qua nước sạch trước khi đưa chúng vào máy rửa bát. Nhưng máy rửa bát cùng các loại viên rửa chứa enzyme có khả năng đánh bật chất bẩn nhanh chóng.

Thay vì tốn nhiều thời gian, công sức để làm việc này, bạn chỉ cần gạt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác trước khi cho vào máy.

Những món đồ không cần làm sạch thường xuyên - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Quạt trần và các thiết bị chiếu sáng

Suy nghĩ thiết bị chiếu sáng dễ bám dính bụi bẩn khiến nhiều người có thói quen làm sạch chúng mỗi ngày. Nhưng việc này không cần thiết vì lượng bụi bám trên bề mặt đèn một ngày rất ít, không thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Tốt nhất bạn nên vệ sinh đèn gắn trần và quạt mỗi tháng một lần.

Trong trường hợp bụi trong không khí gây ra bệnh hen suyễn hoặc các triệu chứng dị ứng cho bạn và gia đình, hãy làm sạch đồ dùng mỗi tuần một lần. Lưu ý, nên làm sạch đồ dùng từ cao xuống thấp và kết thúc công việc dọn dẹp bằng máy hút bụi.

Chăn

Nhiều người giặt chăn hàng tuần, nhưng số khác chỉ vệ sinh khi thấy vết bẩn. Thực tế, bạn chỉ cần giặt chăn trước khi chuyển mùa.

Tần suất giặt có thể thay đổi với từng người. Nếu thường ăn uống trên giường hoặc nuôi thú cưng, bạn nên giữ vệ sinh bằng cách sử dụng một tấm trải giường - loại dễ cho vào máy giặt. Còn trong trường hợp đổ thức ăn, đồ uống trên giường, bạn cần làm sạch chăn, ga ngay lập tức.

Những món đồ không cần làm sạch thường xuyên - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Rèm cửa

Chúng ta không nhất thiết phải làm sạch rèm cửa ở phòng khách và phòng ngủ thường xuyên. Thường thì một năm một lần, bạn cần mang rèm đi làm sạch để loại bỏ bụi bám ở kẽ hở và nếp nhăn của vải.

Ngoài ra, bạn có thể cho rèm vào máy sấy để làm sạch bụi và làm phẳng nếp nhăn. Lưu ý, không nên sử dụng nhiệt độ quá cao khi giặt hoặc sấy rèm cửa bởi dễ khiến một số loại vải hoặc lớp lót co lại. Nhưng rèm cửa trong nhà bếp và phòng tắm nên được giặt thường xuyên vì chúng dễ bám dầu mỡ, mùi thức ăn.

Thảm và nội thất bọc nệm

Sử dụng nhiều hóa chất dễ khiến thảm hút bụi bẩn, nhưng nếu giặt ướt quá mức lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển ở mặt sau của thảm và sâu bên trong nệm của đồ nội thất. Cách tốt là làm sạch sâu bằng phương pháp hơi nước cùng các sản phẩm làm sạch thích hợp.

Ngoài ra mỗi tuần, bạn có thể hút bụi cho những món đồ này.

Gối trang trí

Đồ dùng này không cần giặt thường xuyên như ga trải giường và gối ngủ. Gia chủ nên giặt chúng 3-6 tháng một lần. Việc giặt quá thường xuyên dễ chúng bị hỏng, các chất liệu bên trong dễ bị vón cục, co lại.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng vỏ bảo vệ ruột gối để chống bụi và các chất gây dị ứng.

Những món đồ không cần làm sạch thường xuyên - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Lò nướng

Nhiều sản phẩm lò nướng có chế độ tự làm sạch, nhưng lạm dụng chức năng này có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và sức khỏe của người dùng. Khi bật chế độ này, lò sẽ tỏa ra một vài loại khói, gồm cả CO2, dễ gây hư hại cho một vài bộ phận trong lò.

Và thay vì làm sạch lò bằng chế độ tự động, bạn nên lau dọn khi thấy thức ăn bị tràn ra lò.

Tủ đựng đồ khô

Tủ lạnh cần được làm sạch thường xuyên vì đựng cả đồ tươi lẫn thức ăn nấu chín. Nhưng tủ đồ khô không nhất thiết phải làm sạch thường xuyên, vì chúng khô ráo, ít bám bụi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Đồ chơi tắm của trẻ

Trẻ em cần tắm hàng ngày nhưng đồ chơi đi kèm không nhất thiết phải làm sạch thường xuyên. Sau mỗi lần tắm bạn nên lau khô đồ chơi, để nơi thoáng mát. Trong trường hợp thấy đồ chơi bị mốc, tốt nhất nên vứt bỏ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Để làm sạch đồ chơi cho con, bạn cần pha hỗn hợp 1/2 cốc giấm trắng chưng cất với một lít nước và ngâm trong 15 phút. Sau đó dùng miếng bọt biển hoặc vải sạch để kỳ cọ và lau khô bề mặt, trước khi phơi khô.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những món đồ chứa nhiều vi khuẩn.

Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm