Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách vệ sinh tai sau khi xỏ khuyên

Xỏ khuyên tai (còn gọi là bấm lỗ tai, bấm sụn) là một trong những phương pháp làm đẹp khá đơn giản mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sau khi xỏ khuyên, bạn cần lưu ý vệ sinh tai đúng cách.

Việc vệ sinh lỗ xỏ khuyên đúng cách giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Xỏ khuyên tai là thủ thuật khá đơn giản, nên nhiều người không để tâm chăm sóc và vệ sinh vết thương sau khi bấm lỗ tai. Thực tế, vị trí xỏ khuyên cũng là một vết thương và cần nhiều thời gian để phục hồi.

Trong thời gian chờ vết thương lành, bạn cần giữ vị trí xỏ khuyên sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn không vệ sinh lỗ xỏ, bụi bẩn, vảy da, tế bào chết có thể gây bít tắc, kéo theo nguy cơ sưng đỏ, mưng mủ, thậm chí là hình thành sẹo lồi. 

Hướng dẫn sau đây giúp bạn vệ sinh tai sau khi xỏ khuyên đúng cách:

Tần suất vệ sinh lỗ xỏ khuyên

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn chờ vết xỏ khuyên lành, bạn cần vệ sinh tai 2-3 lần/ngày. Những vết bấm ở dái tai thường sẽ mất từ 6-8 tuần để lành lại. Tuy nhiên với những lỗ bấm ở các vị trí khác, đặc biệt là sụn tai, sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm chí là 1 năm.

Nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, bấm sụn tai có thể dẫn tới viêm vành tai do viêm màng sụn, viêm sụn vành tai, gây đau nhức và nghiêm trọng hơn là biến dạng vành tai.

Như vậy, nếu mới xỏ khuyên ở dái tai, bạn sẽ cần vệ sinh tai trong ít nhất 2 tháng. Với người bấm sụn tai, bạn sẽ phải chăm sóc kỹ càng hơn trong vòng 1 năm, đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Cách vệ sinh tai mới xỏ khuyên

Dùng tăm bông và nước muối sinh lý để vệ sinh lỗ tai mới xỏ khuyên

Dùng tăm bông và nước muối sinh lý để vệ sinh lỗ tai mới xỏ khuyên.

1. Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm.

2. Dùng tăm bông hoặc gạc vô trùng, thấm dung dịch nước muối sinh lý (được bán tại nhà thuốc) và bôi lên vị trí xỏ.

3. Nhẹ nhàng làm sạch tai, loại bỏ các vảy da chết hay vết máu đọng trên tai.

4. Dùng khăn giấy, gạc sạch nhẹ nhàng chấm khô nước trên tai.

Những lưu ý khi chăm sóc tai mới xỏ khuyên

Quá trình vệ sinh tai nên được thực hiện tại nhà hoặc phòng riêng của bạn. Bạn không nên thực hiện việc vệ sinh tai tại nơi công cộng, không đảm bảo sạch sẽ như nhà vệ sinh.

Nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng tại vết thương (sưng đỏ, viêm, đau nhức), bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám, can thiệp kịp thời.

Trừ thời gian vệ sinh tai, bạn không nên đưa tay lên chạm vào lỗ xỏ khuyên. Hạn chế thả tóc hay nằm đè lên bên tai vừa xỏ khuyên; Nên buộc tóc gọn gàng để tránh tóc vướng vào vết thương.

Dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn an toàn nhất để vệ sinh tai mới xỏ khuyên. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, không dùng oxy già hay cồn có khả năng kích ứng mạnh để lau vết xỏ khuyên. Bạn cũng tuyệt đối không được dùng các sản phẩm dưỡng da chứa acid để thoa lên vết thương.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Biến chứng của việc xỏ khuyên và cách phòng ngừa.

Quỳnh Trang (Theo Byrdie) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Xem thêm