Quả sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm vitamin B, vitamin C, khoáng chất, các hợp chất thực vật, chất béo lành mạnh và chất xơ.
Trong 243g loại trái cây này cung cấp 357 calo, 13 g chất béo, 66 g carb, 9 g chất xơ, 4 g chất đạm. Ngoài ra nó cũng cung cấp vitamin C, mangan, vitamin B6, kali, riboflavin, folate, magie… Nó cũng giàu các hợp chất thực vật lành mạnh, bao gồm anthocyanins, carotenoid, polyphenol và flavonoid. Nhiều chất trong số này có chức năng như chất chống oxy hóa.
Mít cũng là một nguồn vitamin C lành mạnh và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, và nghiên cứu cho thấy ăn mít có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Do kết cấu xơ, mọi người thường sử dụng thịt của múi mít để thay thế thịt trong các món ăn chay hoặc thuần chay.
Không những thế, hạt của hai loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ và các dưỡng chất khác, có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon.
Giá trị dinh dưỡng của hạt mít
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, trong một khẩu phần ăn hạt mít (khoảng 28g) có chứa 53 calo, 11g carbs, 2g chất đạm, 0,5g chất xơ. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như thiamine, riboflavin, magie, phốt pho và các chất chống oxy.
Nhờ hàm lượng chất xơ có trong hạt mít mà chúng hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Hạt mít còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, kháng viêm và ngăn ngừa ung thư.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra loại hạt này giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, hạn chế nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường và tốt cho tim mạch.
Giá trị dinh dưỡng của hạt sầu riêng
Hạt sầu riêng cũng là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, chất đạm, sắt, kẽm, phốt pho, canxi, vitamin nhóm B, vitamin C và một loạt các chất chống oxy hóa. Hạt sầu riêng chứa nhiều tinh bột, có thể luộc, chiên vị ngon không kém hạt mít.
Bạn đừng bỏ qua hạt sầu riêng vì loại hạt này rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón. Các khoáng chất điển hình là kẽm sẽ hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Trong hạt sầu riêng cũng chứa rất nhiều chất béo tốt, chúng đẩy lùi tác hại của chất béo xấu và liên kết các gốc tự do di chuyển trong cơ thể.
Một số cách chế biến hạt mít, sầu riêng
Thông thường, với hạt mít hay hạt sầu riêng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cách chế biến đơn giản nhất là luộc chín rồi ăn. Ngoài ra, còn một số cách chế biến khác bạn có thể tham khảo.
Cụ thể, với hạt mít bạn có thể xay thành bột để làm bánh, cũng có thể luộc chín rồi xay sinh tố hoặc kết hợp với rau củ để làm salad. Ngoài ra bơ hạt mít cũng rất ngon.
Với sầu riêng, thay vì luộc thì hạt sầu riêng nướng sẽ thơm ngon và bắt vị hơn. Trước khi nướng bạn nhớ rạch một đường nhỏ để hạt không bị nổ.
Ngoài ra canh hạt sầu riêng với thịt lợn và nấm hương cũng là món ăn vô cùng ngon lành.
Sau khi biết được giá trị dinh dưỡng cũng như là tác dụng của hạt mít, hạt sầu riêng đối với sức khỏe thì bố mẹ nhớ đừng bao giờ vứt đi những loại hạt này nhé. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm cách tập cho trẻ thói quen ăn uống đủ chất xơ để giúp trẻ ăn đủ chất và phát triển khỏe mạnh đấy.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 điều bất ngờ về trái sầu riêng không phải ai cũng biết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.