Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã biết những lợi ích sức khỏe này của sầu riêng ?

Sầu riêng là loại trái cây chỉ có ở vùng nhiệt đới rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người ưa thích. Dưới đây là những lợi ích thiết thực mà sầu riêng mang lại đối sức khỏe.

Kiểm soát huyết áp

Lượng kali cao trong sầu riêng chịu trách nhiệm bảo vệ các chức năng trong cơ thể bao gồm cả tim mạch, giúp kiểm soát nhịp tim và đảm bảo hoạt động bơm máu hiệu quả. Ngoài ra, sầu riêng cũng chứa lượng natri thấp, an toàn cho những bệnh nhân tăng huyết áp.

Hỗ trợ tiêu hóa

Sầu riêng là một nguồn cung cấp chất xơ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Sự hiện diện của chất xơ trong sầu riêng có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, giúp ngăn ngừa táo bón…

Giúp giảm đau

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đại học Y khoa Miền Nam, chiết xuất từ vỏ sầu riêng có thể giúp giảm ho do mang đặc tính giảm đau và kháng sinh.

Chống trầm cảm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có nồng độ serotonin thấp có nguy cơ trầm cảm cao. Sầu riêng rất giàu vitamin B6, một dưỡng chất thiết yếu trong việc sản xuất serotonin. Do vậy, ăn sầu riêng giúp bạn vượt qua căng thẳng, phiền muộn và trầm cảm.

Ngăn ngừa thiếu máu

Sầu riêng là nguồn cung cấp phong phú chất folate. Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra thiếu máu, chất này còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng cầu bình thường. 

Hỗ trợ điều trị vô sinh trong PCOS

Hội chứng buồng trứng đa năng (PCOS) là một vấn đề xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Điều này khiến quá trình rụng trứng trở nên bất thường hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra công dụng tiềm năng của trái sầu riêng trong việc điều trị vô sinh khi bị hội chứng buồng trứng đa năng, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa để chứng minh lợi ích này của nó.

Ăn sầu riêng đúng cách

Sầu riêng là loại quả tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích

- Ăn vừa đủ, không ăn nhiều sầu riêng cùng một lúc dễ tăng đường huyết đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên ăn tối đa 2 múi/ngày (khoảng 150gr cơm sầu riêng tách vỏ).

- Sầu riêng có thể ăn trực tiếp, chiên hoặc dùng với cơm, nước cốt dừa.

- Có thể thêm vào món salad trái cây của bạn để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh và ngon miệng.

Công thức làm salad sầu riêng

Nguyên liệu: 1 chén sầu riêng xé nhỏ, 3 quả cà chua thái lát, 1/2 chén cà rốt nạo, 1/3 cốc đậu xanh đã cắt nhỏ, 1 củ tỏi, 2 cốc dưa chuột nạo, đu đủ xanh hoặc xoài xanh, 2 quả chanh, 2 thìa mật ong, muối.

Cách chế biến:

- Cho hỗn hợp tỏi vào bát, thêm mật ong và nước cốt chanh vào.

- Cho đậu xanh vào sầu riêng và nghiền nhẹ.

- Thêm các loại rau đã chuẩn bị vào và nghiền nhẹ để nước thấm đều.

- Trộn đều và thưởng thức.

Lưu ý khi ăn trái sầu riêng

- Khi ăn sầu riêng bạn tuyệt đối không uống kèm với đồ có cồn như bia, rượu… khi kết hợp có thể gây tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ.

- phụ nữ mang thai hoặc người tăng huyết áp không nên ăn sầu riêng, vì loại quả này chứa nhiều đường và tính nóng có thể gây bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu.

- Bệnh nhân đái tháo đường và tim mạch nên hạn chế ăn sầu riêng nếu không muốn bệnh nặng hơn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 5 thực phẩm "đại kỵ" với sầu riêng

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm