Nhiều trẻ không thích ăn rau củ, thậm chí ám ảnh và sợ hãi khi bị ép buộc.
Có rất nhiều loại trái cây, rau quả không chỉ ngon mà còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như táo, cam, nho, cà chua, dưa chuột, rau mồng tơi...
Tuy nhiên, dù bạn đã cố gắng chế biến theo nhiều cách khác nhau thay đổi bữa ăn hàng ngày nhưng trẻ vẫn một mực nói không với rau quả.
Theo tờ Mirror, nếu bạn đã nỗ lực thuyết phục cũng như dùng biện pháp mạnh nhưng tình hình không cải thiện, bạn có thể thử một vài tuyệt chiêu mà các chuyên gia dinh dưỡng Anh gợi ý giúp trẻ thoải mái hơn trong việc ăn rau củ quả.
Thêm chút bơ, phô mai
Bơ, phô mai là nguồn cung cấp vitamin A, E, D3 tốt cho sự phát triển của trẻ. Một chút bơ hoặc phô mai sẽ giúp nhiều loại hoa quả, rau củ thơm ngon hơn.
Cho trẻ ăn quả theo mùa
Quả đúng mùa thường tươi, ngon hơn rất nhiều. Marion Regan là giám đốc điều hành của Hugh Lowe Farms, trang trại trái cây có tuổi đời 125 năm ở Mereworth, Kent từng chia sẻ: "Quả đúng mùa luôn có giá trị cao, hương vị, kết cấu đều tuyệt vời. Độ tươi ngon là chìa khóa quan trọng cho hương vị tuyệt hảo".
Cho trẻ ăn rau củ vào đầu mỗi bữa
Đưa rau củ quả thành món khai vị
Nếu trẻ không thích ăn rau củ, một mẹo nhỏ cha mẹ có thể áp dụng dễ dàng chính là đưa món ăn này đầu tiên cho trẻ.
Khi bắt đầu bữa ăn, bụng trẻ rỗng nên trẻ dễ dàng tiếp nhận món ăn chúng không ưa hơn là giữa bữa hoặc cuối bữa.
Làm sốt chấm từ bơ, phô mai
Giải thích sự quan trọng cũng như nguồn gốc rau trái
Với những trẻ lớn tuổi, bạn có thể giải thích ngắn gọn, dễ hiểu sự quan trọng của việc ăn hoa quả, rau củ đồng thời nguồn gốc của mỗi loại.
Việc làm này nhằm kích thích sự tò mò của trẻ ví dụ như hỏi con xem cà rốt trồng như thế nào, cà chua chín ra làm sao... Chắc chắn một vài câu gợi sự tìm hiểu khám phá sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.
Say sinh tố 'rau'
Nhiều trẻ có xu hướng thích đồ uống lỏng, bạn nên tận dụng điều này và làm món sinh tố có pha trộn rau củ theo nhu cầu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 5 lý do thường gặp khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.