Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biếng ăn ở trẻ, chuẩn đoán và xử lý

Một nghiên cứu được thực hiện ở một số nước trên Thế Giới, kết quả cho thấy phần lớn cha mẹ nhận thấy con mình gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống.

A.TÓM TẮT

I. Phân loại biếng ăn
II. Các thông tin cơ bản và các hiểu biết hiện tại về “Các khó khăn trong việc nuôi ăn trẻ nhỏ” : tần suất, yếu tố, nguyên nhân, hậu quả 
III.Giới thiệu phương pháp tiếp cận một cách hệ thống để xác định các kiểu trở ngại thường gặp trong việc nuôi ăn trẻ nhỏ.
IV.4 dạng cha mẹ thường gặp khi giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ 
V.Giới thiệu những giải pháp xử trí phù hợp với những tình huống khó nuôi ăn cụ thể. VD dinh dưỡng bệnh lý

B.NỘI DUNG CỤ THỂ

I. PHÂN LOẠI BIẾNG ĂN: 

1. Ăn và cách cho ăn:

– Hành vi, thái độ ăn uống của trẻ nhỏ liên quan mật thiết đến sự tương tác giữa trẻ và người chăm sóc
+ Động tác ăn: chỉ phản ánh hành động của bản thân trẻ mà thôi
+Cho trẻ ăn: là mối quan hệ song phương giữa người chăm sóc và trẻ

2. 4 nhóm biếng ăn thường gặp:

– Trẻ không thấy thèm ăn
+ Do nhận thức sai lệch của cha mẹ
+ Do trẻ hiếu động mải chơi
+ Do trẻ lãnh đạm thờ ơ
+ Do trẻ bị bệnh
– Trẻ kén chọn thức ăn
– Đau quặn bụng, khóc làm ảnh hưởng việc cho ăn
– Bé sợ ăn 

3. Tổng quan 

Một nghiên cứu được thực hiện ở một số nước trên Thế Giới, kết quả cho thấy phần lớn cha mẹ nhận thấy con mình gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống.

II. KHÓ KHĂN TRONG NUÔI ĂN CỦA TRẺ NHỎ LÀ TỔNG HỢP NHIỀU YẾU TỐ ĐÓNG GÓP

1. Nguyên nhân:

– Có phải do thức ăn…
+ Phù hợp về số lượng ? 
+ Phù hợp với phát triển? 
+ Cân bằng về dinh dưỡng ?
+ Bị ảnh hưởng bởi các qui chuẩn văn hóa ?
– Có phải do trẻ…
+ Thực sự muốn ăn ?
+ Có tính cách hiếu động, nóng giận? 
+ Rối loạn về cảm giác ?
+ Rối loạn vận động miệng ?
+ Bệnh cấp hay mãn tính ?
– Có phải người cho ăn…
+ Đã tạo được một môi trường cho ăn phù hợp ?
+ Đủ nhạy cảm để biết được các dấu hiệu của trẻ đói hay no 
+ Kiểm soát trẻ quá mức hay thiếu quan tâm đến trẻ ?
+ Được thông tin sai về dinh dưỡng?

2. Dinh dưỡng cho trẻ:

– Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cần: Cung cấp đủ năng lượng và đạm,Tỷ lệ cân đối. Đủ, cân bằng các vi chất, chất xơ, cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nhưng:
+ Không có tác nhân gây bệnh, chất độc hại, tổn thương cho trẻ
+ Không bị thừa muối và đường
+ Trẻ thích ăn và dễ ăn
+ Có sẵn và giá cả phù hợp, dễ nấu

Nhu cầu Đạm (g/kg/ngày)

Tuổi

Nhu cầu protid

Tỷ lệ % protid động vật

< 6 tháng

12

100

7 – 12 tháng

21 – 25

70

1 – 3 tuổi

35 – 44

> 60

4 – 6 tuổi

44 – 55

> 50

7 – 9 tuổi

55 – 64

> 50

 

Trai

Gái

10 – 12 tuổi

63 – 74

60 – 70

13 – 14 tuổi

80 – 93

60 – 77

16 – 18 tuổi

89 -104

67 – 78

III. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN MỘT CÁCH HỆ THỐNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC NUÔI ĂN TRẺ NHỎ

Tổng quan cách tiếp cận hệ thống

– GHI NHẬN: Ghi nhận những báo cáo về tình huống cũng như nỗi lo của cha mẹ khi gặp khó khăn trong nuôi ăn 
– KHẢO SÁT: Khảo sát những vấn đề; những bệnh lý thực thể đang diễn ra ở trẻ…vì đó có thể là nguyên nhân
– CHẨN ĐOÁN: Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu đặc biệt giúp nhận ra các thể loại của khó khăn trong nuôi ăn
– ĐIỀU TRỊ: Tùy theo từng thể loại khó khăn trong nuôi ăn khác nhau mà mỗi trẻ được tiếp cận và điều trị bằng cách phù hợp nhất đáp ứng từng nhu cầu của trẻ và cha mẹ

1. Mối quan hệ hai chiều giữa việc cha mẹ ép con ăn và cân nặng của trẻ

– Người chăm sóc ép trẻ ăn khi cảm thấy trẻ gầy hoặc thực sự là trẻ gầy
– Trẻ thể hiện phản kháng với áp lực từ phía phụ huynh muốn con ăn nhiều hơn

2. Hậu quả tiềm ẩn của khó khăn nuôi ăn kéo dài 

– Sụt cân 
– Tăng trưởng chậm 
– Thiếu hụt dưỡng chất 
– Thiếu năng lượng hoặc thiếu năng động
– Suy giảm phát triển trí tuệ, cảm xúc và học tập 
– Khả năng miễn dịch kém và dễ mặc bệnh
– Suy dinh dưỡng

IV. 4 DẠNG CHA MẸ THƯỜNG GẶP KHI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIẾNG ĂNG Ở TRẺ 

Các dạng cha mẹ được mô tả lần đầu tiên bởi Diana Baumrind (1966-1971)
– Hai khía cạnh quan trọng của việc làm cha mẹ 
+ “Sự đáp ứng của cha mẹ”
Mức độ cha mẹ đáp ứng với nhu cầu của trẻ
+“Sự đòi hỏi của cha mẹ”
Mức độ mà cha mẹ hy vọng vào sự trưởng thành và hành vi có trách nhiệm của trẻ và thiết lập giới hạn

1. Các dạng cha mẹ, cách cho ăn và thất bại nuôi ăn:

– Kiểm soát: Cách cho ăn kiểm soát như gây áp lực và hạn chế. Lờ đi hoặc bỏ sót các nhu cầu hoặc các dấu hiệu qua ứng xử
– Đáp ứng: Thiết lập các giới hạn và kỳ vọng rõ ràng. Đáp lại các nhu cầu của trẻ và hiểu rõ các dấu hiệu qua ứng xử
– Hờ hững: Rất ít thiết lập các giới hạn và kỳ vọng rõ ràng. Lờ đi hoặc bỏ sót các nhu cầu hoặc các ám hiệu qua ứng xử
– Nuông chiều: Rất ít thiết lập các giới hạn và kỳ vọng rõ ràng. Đáp ứng quá mức nhu cầu của trẻ, nuông chiều theo sở thích của trẻ

2. Các cách cho ăn

– Kiểm soát: Cố gắng kiểm soát việc ăn uống của trẻ, nghiêm ngặt các thức ăn trẻ muốn, ép trẻ ăn. Có thể cho ăn nhanh hoặc vị trí đầu không an toàn, tảng lờ các dấu hiệu của trẻ 
– Đáp ứng tốt: Hướng dẫn trẻ ăn, hỗ trợ các kỹ năng cho trẻ ăn, ăn mẫu và nói chuyện tích cực về thức ăn. Đáp ứng với các dấu hiệu cho trẻ ăn
– Hờ hững: Từ bỏ trách nhiệm cho ăn, không có giới hạn. Lờ đi các dấu hiệu, các cảm xúc và nhu cầu cơ thể của trẻ. Có thể không tuân theo các chỉ dẫn, tảng lờ các dấu hiệu khi cho trẻ ăn
– Nuông chiều: Cho trẻ ăn mọi nơi , mọi lúc và bất cứ gì trẻ thích. Khăng khăng dùng các kỹ năng cho ăn non nớt. Làm các món ăn đặc biệt cho trẻ,tảng lờ các dấu hiệu khi cho trẻ ăn

3. Đáp ứng của trẻ với các dạng cho ăn

– Kiểm soát: Có thể bị sặc khi bị ép ăn. Nhiều khả năng bị thiếu cân hoặc quá cân
– Đáp ứng tốt: Tương tác với cha mẹ, khả năng nuôi ăn thành công hơn, có thể giúptrẻ không bị quá cân
– Hờ hững: Không phát triển các kỹ năng cho ăn, nhiều khả năng không tăng trưởng
– Nuông chiều: Nhiều khả năng bị quá cân. Có thể kháng cự với các thức ăn trẻ không thích hoặc không đáp ứng với các dạng thức ăn. Ăn ít các thức ăn bổ dưỡng, ăn nhiều chất béo.

4. Cha mẹ đáp ứng tốt:

– Hiểu được những gợi ý của trẻ
– Cho trẻ không gian để trẻ thể hiện các gợi ý 
– Cho trẻ không gian để trẻ tiếp cận phát triển trí tò mò và các dấu hiệu no đói 
– Giao tiếp hai chiều

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lời khuyên về cách chăm sóc trẻ trong một năm đầu đời

Ths Lưu Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm