Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự phát triển của em bé 8 tháng tuổi

Trong 8 tháng ngắn ngủi, em bé có thể đã làm được những điều đáng kinh ngạc. Bé có thể tự mình ngồi dậy, ăn thức ăn đặc hay phát triển những kĩ năng về nhận thức và ngôn ngữ khác.

Mặc dù hài lòng với những gì bé đạt được, bạn vẫn tự hỏi những cột mốc phát triển nào đang chờ bé tiếp theo?

Phát triển cảm xúc

Khoảng 8 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu phát triển sự lo lắng khi người chăm sóc trẻ không ở bên cạnh (separation anxiety)  Sự lo lắng này là kết quả khi em bé có khả năng phân biệt bản thân với người chăm sóc là 2 cá thể riêng biệt, đây là giai đoạn phát triển hoàn toàn bình thường và cần thiết của bé. Trước lứa tuổi này, trẻ sơ sinh không thực sự có ý thức về bản thân và những người xung quanh.

Bạn có thể nhận thấy bé bắt đầu nhận ra bản thân khi chúng nhìn vào gương và nhìn thấy chính mình.

Sự lo lắng kéo dài bao lâu

Giai đoạn cảm xúc này có thể kéo dài đến 2 tuổi. Nhưng điều tốt lành là nó cũng rất ngắn ngủi mỗi lần xảy ra. Ngay cả khi em bé khóc khi bạn rời đi, bé cũng sẽ bị phân tâm rất nhanh bởi kích thích khác.

Trái ngược với những gì bạn nghĩ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết cảm xúc đôi khi dữ dội này thực sự lại thể hiện mối quan hệ tốt của trẻ với cha mẹ hay người chăm sóc. Bé cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc với bạn, đó là một điều tích cực.

Trên thực tế, trẻ có mối quan hệ càng gần gũi với người chăm sóc thậm chí có thể bộc lộ cảm xúc lo lắng sớm hơn so với các em bé khác.

Phát triển nhận thức

8 tháng tuổi, bé thích khám phá những đồ vật mới. Trò chơi của con bạn ở giai đoạn này thực sự là cách con học hỏi về thế giới.

Bạn sẽ có thể thấy điều này khi bé chơi không biết chán, ném chiếc thìa của chúng xuống đất khi đang ngồi trên ghế cao. Bé cũng sẽ ghi nhớ đồ chơi một cách lâu dài và tìm kiếm chúng khi không thấy đâu. Ở tuổi này, em bé bắt đầu yêu thích một vài đồ vật quen thuộc, ví dụ như một tấm chăn yêu quý.

Từ 8 đến 9 tháng tuổi, cũng là cột mốc quan trọng về phát triển ngôn ngữ nâng cao hơn.

Ví dụ: con của bạn sẽ bắt đầu nói "mamama" hoặc "dadadada" và hiểu từ "không". Em bé cũng có thể sử dụng cử chỉ ngón tay như là một phần của một cuộc trò chuyện.

Phát triển thể chất

Đến 9 tháng tuổi, bé có thể:

  • Ngồi độc lập
  • Bắt đầu đứng khi bám vào một vật gì đó (như một chiếc ghế)
  • Tự đẩy người lên

Hầu hết trẻ sẽ bò được ở lứa tuổi này, bé cũng có thể chơi trò ú òa (peekaboo). Trẻ ở tuổi này cũng vẫn đang khám phá thế giới xung quanh bằng miệng, trẻ sẽ liên tục đưa những đồ vật vào miệng. Em bé bắt đầu tự ăn thức ăn đơn giản, cầm miếng snack bằng ngón tay cái và các ngón còn lại.

Tổng kết

Điều quan trọng là mỗi em bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Có nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến các cột mốc phát triển. Các dấu mốc phát triển không nên khiến bạn cảm thấy lo lắng áp lực, hãy xem đó như hướng dẫn hữu ích để giúp bạn đánh giá sự phát triển của bé.

Nếu có vấn đề tiềm ẩn, việc can thiệp sớm có thể giúp bạn xác định và điều trị hiệu quả cho vấn đề của bé. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ nhi khoa về bất kỳ mối quan ngại nào.

Hỏi

Làm thế nào để biết con tôi đang phát triển bình thường so với lứa tuổi?

Đáp

Mỗi em bé phát triển khác nhau, nhưng hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về hành vi của bé. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường nào về khả năng nghe, nhìn, phát âm, trẻ không thể ngồi hoặc đứng với sự trợ giúp...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 1, Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 2

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm