Những lưu ý trước khi triệt lông bằng tia laser
Phân biệt công nghệ IPL và laser
Có rất nhiều phương pháp laser hoặc có liên quan đến laser được dùng để triệt lông vĩnh viễn. Tia laser sẽ tạo ra năng lượng dưới dạng sức nóng, sức nóng này sẽ được hấp thu bởi các tế bào sắc tố có trong lông và nang lông, sau đó các tế bào này sẽ bị phá hủy.
Một lựa chọn khác để triệt lông cũng rất tốt là sử dụng công nghệ IPL (Intense Pulsed Light) sử dụng ánh sáng cường độ cao, phổ rộng và sẽ được các tế bào tối màu hấp thu. Do vậy, công nghệ IPL có thể được sử dụng để triệt lông có màu tối. Tuy nhiên, công nghệ IPL có thể sẽ bị “nhiễu” nếu bạn có làn da cũng tối màu. Đối tượng thích hợp nhất để sử dụng công nghệ IPL là những người có làn da sáng nhưng lại có lông sậm màu. IPL là một công nghệ cũ nhưng vẫn còn tương đối hiệu quả hiện nay. Điều này có nghĩa là, nếu bạn có lông tóc sáng màu hoặc nếu bạn có làn da tối màu, thì công nghệ IPL có thể sẽ không hiệu quả với bạn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các phương pháp dùng tia laser vì các tùy chỉnh cài đặt có thể sẽ thích hợp với màu lông tóc và nước da của bạn hơn.
Triệt lông bằng laser sẽ không đau như bạn nghĩ
Triệt lông bằng laser không phải là không đau đớn, nhưng bạn hoàn toàn có thể chịu được kiểu đau này. Bạn sẽ có cảm giác như bị cọ một sợi dây cao su vào vùng da được tác động trong vòng một phần nghìn dây. Mọi việc xảy ra rất nhanh, nên gần như có thể nói rằng, triệt lông bằng tia laser không gây đau đớn.
Sau khi triệt lông bằng tia laser, bạn có thể sẽ có cảm giác nóng, ngứa và đỏ tại vùng da bị tác động, nhưng những hiện tượng này sẽ biến mất trong khoảng từ 20 phút đến 2 tiếng. Nếu bạn vẫn lo ngại về việc bị đau, thì tai một số cơ sở có các thiết bị sẽ làm lạnh vùng da bị tác động ngay trước và sau khi trị liệu.
Không chăm sóc vùng da triệt lông vào ngày tiến hành trị liệu
Vào ngày bạn tiến hành triệt lông bằng tia laser, bạn nên tránh sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem chống nắng hoặc trang điểm tại vùng da đó. Những sản phẩm này có thể tương tác với tia laser và gây ra tình trạng đổi màu da sau khi hoàn thành trị liệu. Nếu bạn sử dụng các loại kem có chứa retinol để dưỡng da, bạn nên ngừng sử dụng những sản phẩm này trong vòng 2-4 tuần trước khi triệt lông.
Cạo lông 1-2 ngày trước khi triệt lông
Tẩy lông sẽ khiến bạn mất đi phần chân lông, trong khi phần chân lông lại là phần mà tia laser tác động vào, do vậy, việc tẩy lông trước khi triệt lông sẽ khiến việc triệt lông bằng laser không hiệu quả. Nhưng nếu những sợi lông của bạn quá dài ở phía ngoài da thì sẽ khiến năng lượng laser bị phân tán và giảm khả năng hấp thu của chân lông, gây hao tổn năng lượng laser vào phần không cần thiết.
Do vậy, bạn nên cạo vùng lông có ý định triệt bằng dao cạo trong vòng 1-2 ngày trước khi tiến hành triệt lông bằng laser. Bằng cách này, phần chân lông vẫn sẽ còn ở lại tại các nang lông để tia laser tác động vào. Còn về việc tẩy lông, bạn nên ngừng tẩy lông khoảng 3 tuần trước khi tiến hành triệt lông bằng laser.
Không nhuộm da
Cũng giống như việc các sản phẩm chăm sóc da có thể tương tác với tia laser, việc nhuộm da có thể sẽ làm tăng nguy cơ đổi màu vùng da trị liệu sau khi triệt lông bằng laser. Kể cả với những người không nhuộm da, thì bạn cũng nên hoãn lại việc triệt lông bằng laser nếu bạn vừa bị đổi màu da một cách tạm thời (ví dụ như vừa bị cháy nắng). Khuyến nghị được đưa ra là bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong khoảng 3 tuần trước và sau khi triệt lông bằng laser.
Bạn nên tránh sử dụng một số loại thuốc
Các loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng, ví dụ như Accutane, có thể sẽ khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn với với tia UV từ ánh sáng laser và có thể sẽ dẫn đến các phản ứng như bị phồng rộp hoặc đổi màu da. Do vậy, bạn nên ngừng sử dụng những loại thuốc uống nhạy cảm với ánh sáng như vậy. Mặc dù các thông tin chính thức về việc liệu những loại thuốc này có thể gây ra nguy cơ hay không còn đang gây tranh cãi nhưng, an toàn vẫn tốt hơn.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng nếu chúng khiến da bạn nhạy cảm với ánh sáng hơn, trước khi tiến hành triệt lông bằng laser.
Bạn có thể sẽ phải vắng mặt tại cơ quan trong một khoảng thời gian
Phụ thuộc vào vùng da mà bạn triệt lông, bạn có thể sẽ cần phải đi kiểm tra lại vùng da này trong thời gian nghỉ trưa, hoặc lâu hơn. Khoảng thời gian bạn vắng mặt (tạm thời) tại cơ quan sẽ phụ thuộc vào kích thước vùng da được triệt lông. Nếu là vùng ở phía dưới môi thì việc kiểm tra chỉ mất vài phút, nhưng nếu bạn triệt lông ở cả vùng bụng chân thì việc kiểm tra có thể sẽ mất tới 1 tiếng.
Bạn có thể sẽ cần tiến hành triệt lông nhiều lần
Triệt lông bằng tia laser là một dạng giảm lông mọc một cách vĩnh viễn, chứ không phải triệt lông vĩnh viễn. Sự thay đổi hormone do mang thai hoặc do sử dụng thuốc tránh thai có thể sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển lông sau này và có thể sẽ khiến phương pháp trị liệu này kém hiệu quả hơn. Thông thường, bạn sẽ phải triệt lông khoảng 4 lần, trong vòng 4 tuần riêng rẽ. Phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể với việc dùng tia laser, bạn có thể sẽ phải tiến hành nhiều lần hơn. Và điều này đúng với tất cả mọi vùng da trên cơ thể.
Nhưng bạn vẫn có thể quan sát được kết quả ngay lập tức
Mặc dù để có kết quả tốt nhất, bạn sẽ phải tiến hành triệt lông vài lần, nhưng bạn vẫn có thể quan sát được sự thay đổi về sự phát triển của lông ngay sau lần trị liệu đầu tiên. Lông sẽ mảnh hơn và mọc chậm hơn.
Bạn vẫn có thể sẽ mọc lông, nhưng với lượng ít hơn
Bạn đừng bao giờ mơ tưởng đến một làn da láng mịn không tỳ vết sau khi triệt lông bằng tia laser, bởi triệt được 70% lông đã được coi là một kết quả tốt và do vậy, sẽ còn một lượng ít lông vẫn sẽ phát triển tại vùng da được trị liệu. Tuy nhiên, phần lông này sẽ mỏng và có màu sáng hơn so với lông “nguyên thủy” ban đầu.
Bạn nên tạm ngừng việc tập luyện thể thao
Cơ thể bạn cần 48 tiếng để hồi phục sau khi triệt lông bằng laser trước khi bạn nghĩ đến việc bắt đầu luyện tập thể thao trở lại. Khi bạn luyện tập, các sợi vải ở quần áo có thể sẽ cọ xát vào vùng da nhạy cảm vừa được trị liệu và do vậy, có thể sẽ gây kích ứng thêm vùng da này. Nếu da bạn trông đỏ và sưng, bạn nên tránh các hoạt động gây ma sát cho vùng da này, hoặc đến gặp bác sỹ da liễu. Bạn cũng nên tránh xông hơi hoặc tắm nước quá nóng bởi những việc này cũng có thể gây ma sát cho vùng da vừa được trị liệu.
Không tẩy da chết sau khi triệt lông bằng laser
Triệt lông bằng laser thực ra là một phương pháp gây tổn thương bằng hơi nóng, do vậy, bạn có thể sẽ bị sưng hoặc phồng rộp sau khi triệt lông. Tình trạng này hoàn toàn vô hại nếu bạn nhẹ nhàng với vùng da này. Do vậy, việc tẩy da chết và cạo lông sau khi trị liệu có thể gây kích ứng da và để lại sẹo.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về trị liệu bằng tia laser
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?