Mỗi 20 giây, viêm phổi lại cướp đi sinh mạng của một trẻ em trên thế giới. Vì 98% số ca tử vong vì viêm phổi xảy ra ở các nước đang phát triển nên việc nhận ra các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em là vô cùng quan trọng.
Không giống như người lớn, trẻ nhỏ bị viêm phổi đôi khi không có những cơn ho dai dẳng hay sốt, mà triệu chứng viêm phổi ở trẻ em có thể sẽ mờ nhạt và khó nhận biết hơn. Trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm viêm phổi cao hơn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.
Nhìn chung, triệu chứng bị viêm phổi sẽ khác nhau qua từng lứa tuổi, nhưng có một số triệu chứng chung bạn có thể nhận ra khi nào trẻ bị viêm phổi.
Viêm phổi có nguyên nhân là do một số loại vi khuẩn gây ra, ví dụ như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae. Đây là những loại vi khuẩn thường gây ra các triệu chứng rất nhẹ, kể cả ở trẻ nhỏ.
Loại viêm phổi này được gọi là viêm phổi không điển hình và thường gặp ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học. Trẻ nhỏ bị viêm phổi không điển hình thường sẽ không ốm đến mức phải nghỉ học, và có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Mycoplasma pneumoniae là loại vi khuẩn gây ra khoảng 15-50% số ca viêm phổi ở người trường thành, nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn một chút ở trẻ em tuổi đến trường. Các đợt bùng phát bệnh viêm phổi thường xảy ra ở những nhóm tiếp xúc gần gũi với nhau, ví dụ trong trường học, ký túc xá. Trẻ nhỏ phơi nhiễm với vi khuẩn đi ở trường thường sẽ mang theo vi khuẩn về nhà và làm lây lan cho những người khác.
Viêm phổi mức độ vừa ở trẻ em
Virus là nguyên nhân gây ra đa số các trường hợp viêm phổi ở trẻ em trước tuổi đi học, thường từ 4 tháng – 5 tuổi.
Trẻ nhỏ bị viêm phổi mức độ vừa thường có các triệu chứng liên quan đến nhiễm virus, ví dụ như:
Viêm phổi mức độ nặng ở trẻ em
Viêm phổi do vi khuẩn là dạng viêm phổi thường gặp hơn ở trẻ nhỏ độ tuổi đến trường và thanh thiếu niên.
Loại viêm phổi này thường phát triển đột ngột, thay vì phát triển nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng bao gồm:
Trẻ nhỏ bị viêm phổi do vi khuẩn thường sẽ trông ốm hơn rất nhiều so với trẻ mắc các dạng viêm phổi khác.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể sẽ không xuất hiện các triệu chứng điển hình của tình trạng viêm phổi.
Việc xác định xem trẻ có bị viêm phổi hay không là rất khó bởi trẻ chưa biết nói và không thể cho bạn biết trẻ đang cảm thấy khó chịu như thế nào.
Tuy nhiên, những triệu chứng sau có thể cho thấy rằng trẻ đang bị viêm phổi:
Chăm sóc y tế cho trẻ bị viêm phổi
Trẻ nhỏ mới được nhập viện gần đây, trẻ nhỏ thường xuyên phải dùng kháng sinh, bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh mãn tính khác hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn.
Cách duy nhất để khẳng định rằng liệu trẻ có bị viêm phổi hay không là đưa trẻ đi khám bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ kiểm tra tình trạng viêm gây tiết dịch trong phổi của bé bằng việc chụp X quang hoặc dùng ống nghe.
Bằng việc chú ý tới các triệu chứng viêm phổi sớm ở trẻ em, cha mẹ có thể sẽ tránh được việc phải đưa trẻ đi cấp cứu khi bệnh đã nặng. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi có thể sẽ diễn biến nặng lên rất nhanh ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh non yếu hoặc có bệnh lý tiềm ẩn. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy trẻ cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, bao gồm:
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào: Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
- Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
- Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Lưu ý bổ sung
Nếu bé có hầu như TẤT CẢ các triệu chứng nói trên, có thở nhanh hoặc thở gắng sức nhưng KHÔNG TÍM ở môi hay ở mặt, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay trong ngày.
Nếu bé có những biểu hiện trên VÀ tím quanh môi và ở mặt, phải đưa bé đến phòng khám cấp cứu ngay, có thể bé cần ôxy.
Không cần đưa bé đi khám bác sĩ vào buổi tối nếu bé có một số biểu hiện nói trên nhưng KHÔNG thở nhanh hay thở gắng sức, và KHÔNG tím. Bạn có thể đưa bé đi khám vào ngày hôm sau.
Trong mọi tình huống, nếu có bất cứ nghi ngờ gì hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩỹhoặc đưa bé đi khám ngay.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với bệnh viêm phổi do virus khi trời chuyển lạnh
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.