Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phổi trẻ em

Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ đặc biệt trong mùa lạnh. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến việc nhận biết rất khó khăn và gây hậu quả nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị.

Viêm phổi trẻ em

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh gây nhiễm trùng tại phổi, còn có tên gọi khác là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Phần lớn những ca viêm phổi xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi có nguyên nhân do virus. Đối với trẻ lớn và thiếu niên, hầu hết các trường hợp viêm phổi là do vi khuẩn. Bình thường trẻ có thể bị viêm phổi do virus sau đó bệnh sẽ diễn biến nặng hơn do bội nhiễm vi khuẩn.

Triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng. Các dấu hiệu thường thấy bao gồm:

  • Sốt cao liên tục kéo dài
  • Ho
  • Thở gấp
  • Khó thở
  • Tiếng lạo xạo trong phổi
  • Mất vị giác
  • Nôn mửa do ho hay do nuốt phải nhiều đờm
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Đau bụng, ngực

Xử trí đối với bệnh viêm phổi

Bác sỹ sẽ nghe phổi của trẻ bằng ống nghe và quan sát nhịp thở. Nếu nghi ngờ viêm phổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho trẻ chụp X-quang phổi. Viêm phổi do virus không cần phải điều trị bằng kháng sinh. Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sỹ sẽ chỉ định kháng sinh. Các bác sỹ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Bố mẹ trẻ cần chú ý thực hiện đầy đủ các khuyến cáo sau: 

Hoàn thành liệu trình kháng sinh điều trị  

Nếu trẻ được kê kháng sinh, bạn phải cho trẻ dùng hết đợt kháng sinh được kê ngay cả khi trẻ đã cảm thấy đỡ hơn. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm trùng và giảm nguy cơ kháng kháng sinh.

Theo dõi và điều trị khi trẻ bị sốt

Để làm hạ sốt và điều trị đau cơ, hãy cho trẻ uống paracetamol hay ibuprofen. Các thuốc này có thể sử dụng kèm với kháng sinh do chúng không gây tương tác thuốc. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin.

Cho trẻ ăn và uống đầy đủ

Đảm bảo cho trẻ uống thật nhiều nước. Trẻ có thể có cảm giác chán ăn khi bị ốm, nhưng khi tình trạng nhiễm trùng đã giảm bớt và trẻ bắt đầu hồi phục lại thì trẻ có thể sẽ muốn ăn nhiều trở lại.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

Hãy giữ trẻ tránh xa những khu vực có nhiều người hút thuốc và những chất có thể gây kích ứng phổi khác.

Triệu chứng ho

Trẻ có thể bị ho rất nhiều trước khi tình trạng được cải thiện. Khi tình trạng viêm đã được quản kiểm soát, trẻ thường ho để loại bỏ đờm hay những chất tiết ra ngoài. Cơn ho có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

Nhập viện trong trường hợp cần thiết

Hầu hết trẻ em có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng diễn biến quá nặng cần thiết phải cho trẻ điều trị tại bệnh viện. Trẻ có thể phải thởi oxy và điều trị thêm bằng những thuốc khác. Các kháng sinh có thể được sử dụng theo đường tĩnh mạch, sau đó theo đường uống khi trẻ cảm thấy khá hơn.

Khi nào nên cho trẻ đi khám

Hãy cho trẻ đi khám bác sỹ nếu:

  • Trẻ bị ho liên tục từ 3-4 ngày và không có dấu hiệu được cải thiện.
  • Trẻ bị sốt kéo dài từ 2-3 ngày.
  • Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày sau khi sử dụng kháng sinh.

Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ:

  • Bị khó thở.
  • Da và/hoặc môi xanh tái.
  • Nôn và không uống được nước.
  • Kiệt sức

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm phổi ở trẻ em: những chú ý quan trọng cho cha mẹ

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 01/12/2023

    Biện pháp khắc phục táo bón do đa xơ cứng

    Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.

  • 30/11/2023

    Nha sĩ cảnh báo những thói quen xấu gây hại cho răng

    Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.

  • 30/11/2023

    Màu sắc răng tiết lộ điều gì về sức khỏe?

    Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.

  • 30/11/2023

    Nguyên nhân và cách giảm sẹo lồi tại nhà

    Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,

  • 30/11/2023

    Mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.

  • 29/11/2023

    2 sai lầm nguy hiểm cần tránh nếu trẻ bị sốt

    Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.

  • 29/11/2023

    Cách chăm sóc sức khỏe đường ruột trong mùa Đông

    Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.

  • 29/11/2023

    Bí quyết thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể

    Cân nặng, tuổi tác, tỷ trọng cơ và mỡ của cơ thể chỉ quyết định 10% tốc độ trao đổi chất. Bạn có thể thúc đẩy, tăng tốc quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ những thói quen lành mạnh hàng ngày.

Xem thêm