Cẩn thận bệnh viêm phổi do Chlamydia ở trẻ em
Căn bệnh nhiễm trùng tại phổi do Chlamydia pneumonia cũng có cách lây truyền tương tự như các bệnh đường hô hấp khác: lây trực tiếp từ người sang người qua ho, hắt hơi và gián tiếp từ vi khuẩn trên tay hoặc các bề mặt tiếp xúc. Theo ước tính, trẻ em thuộc độ tuổi cấp 1, cấp 2 (từ 5 – 15 tuổi) là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh do vi khuẩn Chlamydia pneumonia gây ra có thể gây ho kéo dài, viêm phế quản, viêm phổi cũng như gây đau họng, viêm thanh quản, viêm tai và viêm xoang. Bệnh thường khởi phát từ từ bằng các cơn đau họng, tiếp đó là ho kéo dài tới hơn 1 tuần. Đôi khi bệnh nhân có thể ho tới 2 – 6 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ. Mức độ bệnh dao động theo từng đối tượng. Một số trẻ bị nhiễm vi khuẩn chỉ biểu hiện các triệu chứng mức độ nhẹ hoặc trung bình, trong khi một số khác lại trở nên nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán nhiễm C. pneumonia
Các bác sỹ thường chẩn đoán trẻ nhiễm C. pneumonia dựa vào việc kiểm tra sức khỏe tổng thể và các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sỹ cũng tiến hành thêm những xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, thường sẽ phải mất tới hơn 1 tuần để các kháng thể có thể hiện diện trong máu. Ngoài ra cũng có những xét nghiệm đặc biệt có thể giúp phát hiện vi khuẩn bằng cách lấy mẫu từ dịch mũi, họng.
Điều trị
Trẻ bị viêm đường hô hấp do Chlamydia thường hồi phục khá chậm. Các bác sỹ thường kê các kháng sinh như erythromycin hoặc tetracycline để giúp tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng bệnh.
Phòng bệnh
Để làm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm C. pneumonia đường hô hấp, cách tốt nhất là thực hành giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm việc rửa tay sạch sẽ đồng thời tránh tiếp xúc với người bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số sự thật về nhiễm Chlamydia
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.