Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phổi ở trẻ em: những chú ý quan trọng cho cha mẹ

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em có thể sẽ khác với triệu chứng viêm phổi ở người trưởng thành.

Mỗi 20 giây, viêm phổi lại cướp đi sinh mạng của một trẻ em trên thế giới. Vì 98% số ca tử vong vì viêm phổi xảy ra ở các nước đang phát triển nên việc nhận ra các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em là vô cùng quan trọng.

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ bị viêm phổi đôi khi không có những cơn ho dai dẳng hay sốt, mà triệu chứng viêm phổi ở trẻ em có thể sẽ mờ nhạt và khó nhận biết hơn. Trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm viêm phổi cao hơn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Nhìn chung, triệu chứng bị viêm phổi sẽ khác nhau qua từng lứa tuổi, nhưng có một số triệu chứng chung bạn có thể nhận ra khi nào trẻ bị viêm phổi.

Viêm phổi nhẹ ở trẻ

Viêm phổi có nguyên nhân là do một số loại vi khuẩn gây ra, ví dụ như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae. Đây là những loại vi khuẩn thường gây ra các triệu chứng rất nhẹ, kể cả ở trẻ nhỏ.

Loại viêm phổi này được gọi là viêm phổi không điển hình và thường gặp ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học. Trẻ nhỏ bị viêm phổi không điển hình thường sẽ không ốm đến mức phải nghỉ học, và có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho khan
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Mycoplasma pneumoniae là loại vi khuẩn gây ra khoảng 15-50% số ca viêm phổi ở người trường thành, nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn một chút ở trẻ em tuổi đến trường. Các đợt bùng phát bệnh viêm phổi thường xảy ra ở những nhóm tiếp xúc gần gũi với nhau, ví dụ trong trường học, ký túc xá. Trẻ nhỏ phơi nhiễm với vi khuẩn đi ở trường thường sẽ mang theo vi khuẩn về nhà và làm lây lan cho những người khác.

Viêm phổi mức độ vừa ở trẻ em

Virus là nguyên nhân gây ra đa số các trường hợp viêm phổi ở trẻ em trước tuổi đi học, thường từ 4 tháng – 5 tuổi.

Trẻ nhỏ bị viêm phổi mức độ vừa thường có các triệu chứng liên quan đến nhiễm virus, ví dụ như:

  • Viêm họng
  • Ho
  • Sốt nhẹ
  • Ngạt mũi
  • Tiêu chảy
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Viêm phổi mức độ nặng ở trẻ em

Viêm phổi do vi khuẩn là dạng viêm phổi thường gặp hơn ở trẻ nhỏ độ tuổi đến trường và thanh thiếu niên.

Loại viêm phổi này thường phát triển đột ngột, thay vì phát triển nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao
  • Ho có đờm màu vàng/xanh lá cây
  • Vã mồ hôi hoặc ớn lạnh
  • Đỏ da mặt
  • Đốm màu xanh đen ở môi hoặc móng tay
  • Khò khè
  • Khó thở

Trẻ nhỏ bị viêm phổi do vi khuẩn thường sẽ trông ốm hơn rất nhiều so với trẻ mắc các dạng viêm phổi khác.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể sẽ không xuất hiện các triệu chứng điển hình của tình trạng viêm phổi.

Việc xác định xem trẻ có bị viêm phổi hay không là rất khó bởi trẻ chưa biết nói và không thể cho bạn biết  trẻ đang cảm thấy khó chịu như thế nào.

Tuy nhiên, những triệu chứng sau có thể cho thấy rằng trẻ đang bị viêm phổi:

  • Trông tái nhợt
  • Lờ đờ, mệt mỏi
  • Khóc nhiều hơn bình thường
  • Bú kém
  • Dễ bị kích thích
  • Nôn mửa

Chăm sóc y tế cho trẻ bị viêm phổi

Trẻ nhỏ mới được nhập viện gần đây, trẻ nhỏ thường xuyên phải dùng kháng sinh, bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh mãn tính khác hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ  sẽ có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn.

Cách duy nhất để khẳng định rằng liệu trẻ có bị viêm phổi hay không là đưa trẻ đi khám bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ kiểm tra tình trạng viêm gây tiết dịch trong phổi của bé bằng việc chụp X quang hoặc dùng ống nghe.

Bằng việc chú ý tới các triệu chứng viêm phổi sớm ở trẻ em, cha mẹ có thể sẽ tránh được việc phải đưa trẻ đi cấp cứu khi bệnh đã nặng. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi có thể sẽ diễn biến nặng lên rất nhanh ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh non yếu hoặc có bệnh lý tiềm ẩn. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy trẻ cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, bao gồm:

  • Cánh mũi phập phồng khi thở
  • Co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào: Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.

  • Thở nhanh: trẻ nhỏ bị viêm phổi thường sẽ thở rất nhanh. Bạn thậm chí còn có thể nhìn thấy các cơ bụng của trẻ chuyển động rất rõ để hỗ trợ cho việc thở. Trong viêm phổi, thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Nếu nhận thấy trẻ thở nhanh, tốt nhất nên đưa trẻ đi cấp cứu.
  • Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
  • Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

Lưu ý bổ sung

Nếu bé có hầu như TẤT CẢ các triệu chứng nói trên, có thở nhanh hoặc thở gắng sức nhưng KHÔNG TÍM ở môi hay ở mặt, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay trong ngày.

Nếu bé có những biểu hiện trên VÀ tím quanh môi và ở mặt, phải đưa bé đến phòng khám cấp cứu ngay, có thể bé cần ôxy.

Không cần đưa bé đi khám bác sĩ vào buổi tối nếu bé có một số biểu hiện nói trên nhưng KHÔNG thở nhanh hay thở gắng sức, và KHÔNG tím. Bạn có thể đưa bé đi khám vào ngày hôm sau.

Trong mọi tình huống, nếu có bất cứ nghi ngờ gì hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩỹhoặc đưa bé đi khám ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với bệnh viêm phổi do virus khi trời chuyển lạnh

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm