Mất ngủ được định nghĩa là khi bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên thao thức. Cuộc sống ban ngày của bạn cũng có thể bị gián đoạn do bạn thường xuyên bị buồn ngủ ban ngày và dễ cáu gắt. Dần dần theo thời gian mất ngủ có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Có rất nhiều hiểu lầm về tình trạng mất ngủ, nhưng khi bạn biết được những sự thật dưới đây, bạn sẽ có thể đối phó được với tình trạng mất ngủ một cách dễ dàng hơn.
Hiểu lầm số 1: Bạn có thể ngủ bù được
Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ mỗi tối, thì số giờ ngủ mà bạn bị thiếu sẽ tích lũy lại theo thời gian. Mặc dù bạn có thể sẽ thấy khá hơn khi được ngủ nướng vào cuối tuần, nhưng tình trạng nay chỉ khiến việc bị mất ngủ trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Ngủ quá nhiều trong một số ngày nhất định có thể gây gián đoạn chu kỳ thức - ngủ bình thường và có thể khiến bạn khó đạt được sự nghỉ ngơi thông thường mà bạn cần.
Chu kỳ thức – ngủ của cơ thể dựa trên rất nhiều yếu tố, bao gồm sự cân bằng giữa việc ngủ - thức, nhịp sinh học của cơ thể, số giờ bạn đã ngủ…Nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng ngủ bù vào cuối tuần không thể bù lại được lượng giấc ngủ đã thiếu trong cả tuần. Những người ngủ bù cuối tuần cũng thường sẽ kém nhạy cảm với insulin hơn so với những người nghỉ ngơi đầy đủ hàng ngày. Do đó, thay vì ngủ nướng vào dịp cuối tuần, hãy cố gắng có một lịch trình đi ngủ đều đặn, có nghĩa là lên giường đi ngủ cùng một thời điểm mỗi ngày và dậy vào cùng một giờ mỗi sáng, kể cả cuối tuần.
Hiểu lầm số 2: Bạn không thể làm gì với tình trạng mất ngủ
Bạn có thể thực hiện một số cách để kiểm soát tình trạng mất ngủ tại nhà. Nếu bạn bị mất ngủ mạn tính, bạn có thể thử các cách như:
Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc có thể hỗ trợ giấc ngủ.
Bác sĩ có rất nhiều lựa chọn thuốc ngủ khác nhau để kê đơn. Một số sẽ giúp bạn buồn ngủ hơn trong khi một số khác sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Một số sẽ có cả 2 tác dụng này.
Bác sĩ sẽ cân nhắc đến rất nhiều yếu tố khi kê đơn một loại thuốc ngủ nào đó, bao gồm cả tuổi và giới của người bệnh, mức độ an toàn, các tác dụng phụ có thể gặp phải, tương tác với các thuốc khác và thời gian sử dụng. Thành phần của thuốc cũng sẽ được cân nhắc, ví dụ như sau bao lâu thuốc sẽ có tác dụng và tác dụng kéo dài trong mấy giờ.
FDA đã chấp nhận một số loại thuốc sau đây để điều trị mất ngủ
Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại thuốc ngủ không cần kê đơn, ví dụ như các thuốc kháng histamin có thể giúp bạn buồn ngủ. Một số loại thuốc kháng histamin có thể sẽ gây bồn chồn hoặc chân không yên khi ngủ.
Hiểu lầm số 4: Bạn nên nằm trên giường cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Việc cố gắng nằm trên giường khi bị mất ngủ có thể sẽ kích thích cảm giác lo lắng về giấc ngủ. Ngoài ra, não bộ sẽ liên kết rằng phòng ngủ sẽ đi kèm với các cảm giác tiêu cực, từ đó khiến tình trạng mất ngủ diễn biến nặng hơn. Bạn không nên lên giường cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn không thể ngủ sau khoảng 20 phút nằm trên giường, hãy ra khỏi giường và thực hiện một số hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc cho đến khi bạn thực sự buồn ngủ.
Hiểu lầm số 5: Giấc ngủ ngon là giấc ngủ đủ số tiếng
Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng với sức khỏe. Người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 tiếng mỗi đêm. Nhưng kể cả khi bạn đã ngủ đủ giấc thì bạn vẫn có thể thức dậy và cảm thấy chưa được ngủ đủ. Rất nhiều yếu tố có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Các tình trạng sức khỏe như chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những thay đổi ở đường thở và khiến bạn không ngủ sâu được. Uống rượu trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn nhưng lại chỉ khiến bạn ngủ ngắn được mà thôi. Bạn sẽ trằn trọc và thức dậy trong suốt cả đêm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mất ngủ và những con số thống kê
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thường được phát hiện ra khi xuất hiện các triệu chứng của việc tăng đường máu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể ít rõ ràng hơn đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh hoặc tiền tiểu đường. Có thể khó phân biệt các triệu chứng của bệnh tiểu đường với các triệu chứng khác vì một số triệu chứng có thể không đặc hiệu. Một trong những triệu chứng tăng đường huyết không đặc hiệu mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp là mệt mỏi.
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.