Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhổ răng khôn: Nên hay không?

Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường vào khi người từ 17 đến 25 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến.

Việc nhổ răng khôn được thực hiện bởi nha sỹ và có thể được thực hiện ở phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện, đặc biệt là khi bạn muốn nhổ toàn bộ răng khôn của mình một lúc hoặc nếu bạn có nguy cơ cao xảy ra biến chứng.

Nếu bạn có bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào, việc nhổ răng có thể sẽ được lùi lại cho đến khi tình trạng nhiễm trùng không còn nữa. Bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng của bạn.

Trước khi nhổ răng khôn, nha sỹ sẽ gây tê cục bộ tại chân răng. Bạn có thể sẽ được gây mê tổng thể, đặc biệt là khi bạn muốn nhổ nhiều hơn 2 chiếc răng khôn cùng một lúc. Nha sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống gì sau nửa đêm trước ngày bạn nhổ răng.

Để nhổ răng khôn, vùng lợi ở phía trên răng khôn sẽ được mở ra và có thể có một phần xương che phủ răng bị cắt bỏ. Bác sỹ sẽ tách phần mô liên kết xương và răng, sau đó nhổ răng đi. Đôi khi, bác sỹ sẽ cắt răng khôn thành nhiều phần nhỏ để dễ nhổ hơn. Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể sẽ phải khâu. Cuối cùng, bông gạc sẽ được đặt lên trên vết thương để cầm máu.

Hồi phục sau khi nhổ răng

Trong đa số các trường hợp, việc hồi phục sẽ kéo dài trong vài ngày. Bạn có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau theo đơn thuốc mà bác sỹ chỉ định. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn:

  • Cắn chặt miếng bông gạc và thay bông gạc thường xuyên. Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn vẫn tiếp tục chảy máu sau 24h nhổ răng.
  • Khi miệng bạn vẫn còn thuốc tê, hãy cẩn thận để không cắn vào môi, lưỡi hoặc bên trong má.
  • Không nằm trên mặt phẳng, việc này có thể khiến việc chảy máu kéo dài hơn. Nâng đầu cao hơn một chút bằng gối
  • Thử chườm lạnh bên ngoài má. Chườm từ 15-20 phút một lần trong 24 giờ đầu. 
  • Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng. Các vận động mạnh có thể làm tăng thời gian chảy máu.
  • Ăn đồ ăn mềm như cháo hoặc súp.
  • Sau ngày đầu tiên, súc miệng nhẹ nhàng với nước muối ấm vài lần một ngày để giảm sưng và giảm đau.
  • Không hút thuốc lá ít nhất là 24 giờ sau khi nhổ răng. Hành vi ngậm và hút có thể làm mất cục máu đông và tăng thời gian hồi phục vết thương. Hút thuốc cũng làm giảm lượng máu tới răng và mang vi khuẩn tới vùng vết thương.
  • Tránh chạm vào vùng vết thương bằng lưỡi hoặc bằng ngón tay.
  • Tiếp tục chải răng và lưỡi một cách nhẹ nhàng

Nha sỹ có thể sẽ cắt chỉ cho bạn sau vài ngày.

Tại sao phải nhổ răng khôn?

Nhổ răng khôn là một việc làm cần thiết để ngăn chặn một số vấn đề sức khỏe sẽ xảy ra sau này. Ví dụ như:

  • Hàm của bạn có thể sẽ không đủ chỗ cho răng khôn, bởi vậy chúng có thể bị ảnh hưởng và không thể mọc được.
  • Răng khôn khi mọc qua lợi sẽ tạo ra một vạt lợi phát triển quanh chân răng. Đây có thể là nơi thức ăn và vi khuẩn đọng lại, gây sưng, đỏ và đau lợi.
  • Những vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra từ chiếc răng khôn bị ảnh hưởng, như nhiễm trùng, gây tổn thương những răng khác, thậm chí tổn thương đến xương hoặc gây u nang.
Nên cân nhắc

Nếu răng khôn của bạn không gây ra các vấn đề trên, sẽ rất khó để quyết định có nên nhổ răng khôn hay không. Hãy nghĩ về những vấn đề sau nếu bạn quyết định nhổ răng khôn:

  • Bạn sẽ không bao giờ gặp vấn đề với răng khôn nữa
  • Nhổ răng khôn rất hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng sẽ có một vài nguy cơ nhỏ khi tiến hành bất cứ thủ thuật nào.
  • Những người trẻ (dưới 20 tuổi), răng khôn thường chưa phát triển hết, và xương hàm chưa đặc nên việc nhổ răng khôn sẽ dễ hơn. Bạn càng nhổ răng khôn sớm, bạn càng hồi phục nhanh.
  • Đa số các vấn đề về răng khôn sẽ phát triển trong độ tuổi từ 15 đến 25.
  • Nếu bạn hơn 30 tuổi, nguy cơ gặp các vấn đề với răng khôn của bạn rất nhỏ.
  • Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm viêm xương ổ răng, nhiễm trùng, chảy máu và tê buốt.
  • Phụ nữ đang uống thuốc tránh thai nên tiến hành nhổ răng khôn vào cuối chu kỳ kinh nguyệt.

Sau khi nhổ răng, bạn có thể sẽ bị:

  • Sưng, đau lợi và ổ răng vừa bị nhổ
  • Chảy máu liên tục trong 24 giờ.
  • Đau, khó khăn trong việc mở miệng
  • Lợi hồi phục chậm
  • Tổn thương chân răng hoặc thân răng bên cạnh
  • Tê miệng và môi sau khi gây tê cục bộ hoặc do tổn thương, viêm nhiễm các dây thần kinh ở hàm. Việc này sẽ tự động biến mất, nhưng trong một vài trường hợp hiếm, việc tê buốt này sẽ kéo dài mãi mãi.

Nhổ răng có thể sẽ làm các vi khuẩn trong miệng đi vào máu và gây nhiễm trùng các phần khác của cơ thể. Những người có hệ miễn dịch yếu cần uống kháng sinh trước và sau khi nhổ răng. 

Bùi Văn Dương - Phòng khám nha khoa Louis (theo Health)
Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm