Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây rụng tóc

Tóc rụng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi bạn thường mơ hồ về nguyên nhân thực sự. Hãy cùng điểm lại những nguyên nhân hay gấp khiến tóc bạn dễ bị rụng nhất

Các sản phẩm tạo kiểu như keo xịt tóc và thuốc nhuộm khiến tóc bạn rụng tóc không mọc lại được?

 

Không phải vậy. Nếu bạn lạm dụng việc xịt keo giữ nếp hoặc nhuộm tóc hoặc sử dụng không đúng cách, thì tóc bạn sẽ dẫn yếu đi và dễ gãy rụng. Nhưng tình trạng rụng tóc này chỉ là tạm thời; tóc chỉ rụng vĩnh viễn khi chân tóc bị tổn thương.
Để giữ cho mái tóc khỏe mạnh bạn nên tạm xa rời thuốc nhuộm và keo xịt tóc một thời gian. Nễu bạn là người thuộc giới “showbiz”, có lẽ các stylist sẽ khuyên bạn nên đợi khoảng 10 tuần để thay một kiểu tóc mới hoặc màu nhuộm mới. Và có lẽ bạn nên tạm dời xa các sản phẩm giữ nếp tóc một thời gian dài hơn vì chúng dễ làm cho tóc bạn khô xơ, giòn dễ gãy rụng khi bị tác động bởi nhiệt.

Chải tóc nhiều lần vào buổi tối sẽ khiến tóc dễ bị rụng hơn

Chúng ta đồng ý rằng việc chải tóc quá nhiều sẽ khiến tóc bị chẻ ngọn và dễ bị gãy, vì vậy chải tóc nhiều vào ban đêm hay ban ngày thì đều như thế cả. Tốt nhất là bạn chỉ chải một vài lần trong ngày, sử dụng một chiếc lược to bản răng thưa sẽ giúp cho tóc bạn dễ chải và không bị tổn thương. Tốt nhất là bạn nên chải khi sử dụng dầu xả, với tóc xoăn có thể chải khi tóc còn ẩm, còn với tóc thẳng nên chải lúc khô.

Stress gây ra rụng tóc

Đương đầu với nhiều khó khăn khiến cơ thể mất nhiều năng lượng, do đó năng lượng từ việc nuôi tóc sẽ bị cắt giảm để cung cấp cho những nhu cầu quan trọng của cơ thể. Khoảng 6 tuần cho đến 3 tháng sau khi bắt đầu stress, bạn mới cảm nhận được mái tóc của mình bị rụng nhiều. Nhưng hãy yên tâm đi, khi mọi việc được đặt trong tầm kiểm soát, tóc bạn sẽ dần mọc trở lại. Vì vậy hãy học cách giải quyết công việc khó khăn một cách nhanh chóng và ổn thỏa nhất.

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến tóc

Khi chế độ ăn của bạn không đủ lượng sắt và protein hoặc quá nhiều vitamin A tóc bạn cũng có thể bị rụng. Protein luôn có  nhiều thịt, cá, trứng , đậu dỗ. Sắt có trong rau diếp xoăn, các gói ngũ cốc được bổ sung sắt, các loại sò. Bạn cũng có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt, protein, vitamin A, nhưng tốt nhất là hãy cẩn thận với việc bổ sung vitamin A.

Đáng chú ý là có một số trường hợp rụng tóc khi giảm cân (giảm khoảng 7,5kg). Tóc luôn bắt đầu rụng sau 3-6 tháng nhưng nó sẽ luôn tự mọc lại nên bạn đừng quá lo lắng.

Điều gì dẫn tới việc rụng tóc? đội mũ, gội đầu mỗi ngày hay buộc tóc quá chặt

 

Buộc tóc quá chặt không chỉ khiến bạn dễ bị đau đầu mà chúng còn gây hại cho tóc và khiến tóc dễ bị rụng. Gội đầu mỗi ngày cũng được nhưng bạn chỉ nên massage tóc nhẹ nhàng với dầu gội và không nên làm khô tóc bằng cách xoa tóc quá nhiều với một chiếc khăn bông.

Đội mũ là một cách tốt để mái tóc tránh được các tác động từ tia cực tím của mặt trời, nhưng nhớ là chiếc mũ đó phải vừa vặn với đầu bạn nhé, nếu đội mũ chật thì chả khác nào buộc tóc chặt đâu.

Phụ nữ sẽ không rụng tóc cho đến sau khi mãn kinh

Hóc môn sẽ thay đổi thay đổi liên tục trong suốt giai đoạn mãn kinh đẩy nhanh tốc độ rụng tóc nhưng việc thay đổi đó xảy ra trong suốt cuộc đời phụ nữ mà. Rất nhiều phụ nữ rụng tóc nhiều sau khi có bầu được khoảng 3 tháng bởi khi đó lượng hóc môn thay đổi rất lớn. Một vài loại thuốc, bệnh nhiễm trùng, một số bệnh tật và stress sau phẫu thuật cũng gây ra rụng tóc nhiều.

Bởi tóc là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe do đó bạn nên đi khám để tìm ra được nguyên nhân gốc rễ khiến bạn rụng tóc.

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm