Khi gặp vấn đề về tóc rất nhiều người tìm đến các loại thuốc và các trung tâm thẩm mỹ mà không biết rằng có rất nhiều cách chữa rụng tóc từ tự nhiên rất hiệu quả, an toàn, ít tốn kém.
Trước tiên, bạn phải biết rằng phụ nữ sau khi sinh tình trạng rối loạn hormone là điều phổ biến. Trên 90% chị em phụ nữ sau sinh thường gặp phải vấn đề về tóc gãy rụng. Kèm theo đó là tình trạng căng thẳng, lo lắng về gia đình, chăm sóc con cái, về công việc khiến cho cơ thể dễ dẫn đến stress làm chậm hay rối loạn quá trình trao đổi máu và dưỡng chất làm không đủ dưỡng chất cung cấp cho quá trình trao đổi và phát triền của tóc làm cho tóc trở nên yếu và gãy rụng.
12 cách chữa rụng tóc sau sinh:
Sữa chua: Sữa chua là món ăn rất được nhiều chị em yêu thích, ngoài ra sữa chua có tác dụng làm các loại mặt nạ thì ít ai biết rằng sữa chua lại là một cách chữa hữu hiệu với vấn đề về tóc. Với việc dùng sữa chua làm dầu xả sau mỗi lần gội sẽ làm kích thích tóc mọc nhanh, ngăn ngữa rụng tóc, làm sạch tóc và cho bạn mái tóc khỏe đẹp như xưa.
Lòng đỏ trứng gà: Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều protein, axit pantothenic và nhiều dưỡng chất khác giúp chữa rụng tóc sau sinh và đã được dân gian dùng rất hiệu quả. Với mái tóc còn ướt sau khi gội xong, lấy 2-3 lòng đỏ trứng cùng với một vài giọt chanh đánh nhuyễn, hãy dùng nó để massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu và tóc. Kiên trì làm đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy mái tóc của mình được thay đổi nhanh chóng không còn rụng tóc và khô nữa.
Bồ kết: Đây là cách được lưu truyền từ nhiều đời nay. Bồ kết có chứa saponaretin và flavonozit giúp kích thích quá trình mọc tóc và là cách chữa rụng tóc rất hiệu quả cho chị em phụ nữ sau khi sinh. Bạn có thể đun nước bồ kết để gội đầu như dân gian vẫn dùng.
Dầu dừa: Dùng dầu dừa thoa đều lên tóc và massage nhẹ nhàng sau mỗi lần gội đầu sẽ làm cho mái tóc bạn chắc khỏe và không còn nỗi lo về tóc rụng. Ngoài ra bạn có thể thay dầu dừa bằng dầu oliu cũng có tác dụng tương tự.
Tỏi: Ngoài việc là gia vị quen thuộc của các bà nội trợ, tỏi còn là một vị thuốc điều trị nhiều loại bênh đặc biệt là chữa rụng tóc. Tỏi có tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc sau sinh và chăm sóc da đầu. Dùng tỏi đã bóc vở rửa sạch nghiền nhuyễn thành hỗn hợp bôi lên tóc xoa bóp nhẹ nhàng và để khoảng 2h sau đó gội sạch, làm liên tục trong khoảng 1 tuần liền.
Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích tóc mọc nhanh và là cách chữa rụng tóc sau sinh hiệu quả. Bạn có thể dùng trà xanh đun lấy nước để gội hoặc dùng nước trà xanh đặc trộn với 1 thìa rượu làm mặt nạ cho tóc sau đó gọi sạch bằng nước ấm.
Rượu táo: Lấy một lượng rượu táo ấm bôi lên da đầu sau 1h gội sạch lại. Áp dụng làm thường xuyên sẽ đem đến cho bạn một mái tóc khỏe, đẹp, kích thích mọc tóc và ngăn chặn việc rụng tóc.
Rau dền: Một loại rau quen thuộc với vị tính mát là loại rau được ưa chuộng đặc biệt là màu hè nóng bức. Song không chỉ có tác dụng giải nhiệt có thể sử dụng rau dền làm cách chữa rụng tóc rất hiệu quả. Với việc ép lấy nước lá rau dền rồi dùng bông gòn thấm lên tóc sẽ giúp kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Vỏ bưởi: Trong vỏ bưởi chưa rất nhiều tinh dầu tự nhiên đây là một dược phẩm trong các vấn đề về tóc. Bạn có thể đun nước gội đầu từ vỏ bưởi hoặc xịt nước vỏ bưởi lên đầu để chữa rụng tóc, tinh dầu bưởi kích thích tóc mọc, ngăn ngừa rụng tóc sau sinh và cung cấp dưỡng chất cho tóc
Nha đam: Với việc lấy phần gel trong lá nha đam để làm hỗn hợp cùng 1 thìa cafe mật ong thoa lên mái tóc trong vòng 20 phút trước khi gội đầu bạn sẽ có mái tóc dày đẹp như trước.
Nước vo gạo: Trong nước vo gạo có nhiều vitamin A, B5, C có tác dụng chữa rụng tóc, kích thích tóc mọc và giúp bạn có mái tóc khỏe mạnh như ngày chưa sinh. Dùng nước vo gạo lần 2 để trong hũ tầm 7-10 ngày để lên chua sau đó dùng làm nước gội đầu.
Ủ tóc bằng khăn: Dùng khăn ngâm nước nóng đã vắt để ủ tóc, làm 1 lần/1 tuần sẽ giúp bạn cải thiện mái tóc đảng kể.
Với 12 cách chữa rụng tóc trên hi vọng sẽ mang đến cho bạn một mái tóc chắc khỏe đẹp và rụng tóc không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ sau khi sinh.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.