Thay đổi ngực trong khi mang thai có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên,nhưng đây là một quá trình bình thường mà bất cứ phụ nữ nào khi mang thai cũng sẽ trải qua. Thay đổi ngực sẽ giúp bạn chuẩn bị những điều cần thiết cho thiên thần nhỏ sẽ phát triển ở trong bụng bạn.
Tại sao ngực lại thay đổi trong khi mang thai?
Sự thay đổi hormone trong khi mang thai sẽ làm máu chảy về vùng ngực nhiều hơn và làm thay đổi các mô vú. Việc này sẽ khiến ngực bạn đỏ hơn, sưng hơn, nhạy cảm hơn và có cảm giác hơi tê. Ngực của bạn sẽ có cảm giác tương tự như cảm giác mà một số phụ nữ trải qua trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến.
Ở mỗi giai đoạn, ngực của bạn thay đổi như thế nào?
Thay đổi ngực trong giai đoạn sớm của thai kỳ thường khá…bất thường vì đây là giai đoạn mà cơ thể bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều cho thiên chức làm mẹ sau này. Dưới đây là một số thay đổi về ngực bạn có thể sẽ trải qua trong mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Trong 3 tháng đầu...
Trong 3 tháng đầu (từ tuần 1-tuần 12), bạn sẽ cảm thấy ngực bạn sưng và căng tức hơn. Núm vú sẽ bắt đầu nhô ra nhiều hơn và bạn có thể sẽ cảm thấy tê bì ở ngực. Bạn cũng có thể nhận thấy ngực có kích cỡ to hơn một chút so với bình thường.
Tuần 1 đến tuần 3
Các nụ nang tại vú và các ống dẫn sữa sẽ phát triển rất mạnh trong giai đoạn này. Vào tuần thứ 2, những thay đổi về ngực sẽ đạt đỉnh vì đây là lúc trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung. Một thời gian ngắn sau khi thụ thai, bạn sẽ sớm cảm thấy cảm giác căng tức ở ngực, cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn ở các vị trí gần động mạch vú.
Tuần 4 đến tuần 6
Bước vào tuần thai thứ 4, bạn sẽ cảm thấy ngực mình hơi nâng cao hơn một chút và có cảm giác ngứa râm ran quanh núm vú, nguyên nhân là do lượng máu tăng cường về khu vực này. Đôi khi, cảm giác ngứa râm ran sẽ đi kèm với sự thay đổi về nhiệt độ tại ngực.
Khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, núm vú của bạn sẽ lộ rõ hơn và quầng vú sẽ trở nên sẫm màu hơn do tăng lượng sắc tố da. Ngực của bạn cũng sẽ trở nên đầy hơn do lượng hormone estrogen, progesterone và lactogen ở nhau thai. Bạn cũng sẽ nhận thấy các ống dẫn sữa sẽ sưng to hơn để chuẩn bị cho quá trình nuôi con.
Tuần 7 đến tuần 9
Ở tuần thứ 7, bạn sẽ bắt đầu tăng cân. Mỗi bên ngực cũng sẽ tăng khoảng 0.6-0.7kg vì các hormone khi mang thai sẽ kích thích sự phát triển của các ống dẫn sữa và kích thích sự tích tụ của mỡ tại ngực.
Quanh tuần thứ 7, các nụ nang sẽ mở rộng đáng kể và biến thành các tiểu thùy tại vú. Tuần thứ 8, ngực của bạn sẽ căng tức, đau và nổi nhiều nốt, bạn thậm chí có thể quan sát thấy các mạch máu ở dưới da của bạn. Vào tuần thứ 9, quầng vú của bạn sẽ tối màu hơn và sẽ xuất hiện một vòng tròn thứ hai hình thành quanh quầng vú. Núm vú nếu trước đây tụt vào trong thì nay cũng sẽ lộ ra ngoài rõ hơn.
Tuần 10 đến tuần 12
Các nốt nhỏ quanh núm vú sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tình trạng căng tức ngực cũng sẽ nhiều hơn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, thì núm vú của bạn sẽ nhô ra hoàn toàn vào tuần thứ 12. Những người đã từng cấy ghép vú thẩm mỹ sẽ cảm thấy căng tức nhiều hơn quanh khoảng thời gian này.
Trong 3 tháng giữa...
Trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ (từ tuần thứ 13- tuần 27), ngực của bạn sẽ tiếp tục trở nên lớn và nặng nề hơn. Size áo ngực của bạn có thể tăng lên từ 1-2 size. Bạn sẽ cảm thấy ít căng tức và ít bị tê bì hơn so với thời gian đầu.
Các tĩnh mạch sẽ nhìn rõ hơn ở dưới da. Quầng vú và núm vú sẽ trở nên lớn hơn và tối màu hơn. Bạn sẽ nhận thấy những nốt nhỏ nổi lên ở quầng vú, nhưng những nốt này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Các vết rạn da tại vú sẽ trở nên dễ nhìn thấy hơn.
Từ tuần thứ 16-19, núm vú sẽ bắt đầu tiết ra dịch nhầy màu vàng nhạt được gọi là sữa non. Điều này cho thấy bạn đã sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là sữa non có chứa các kháng thể của mẹ, có thể giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh nhiễm trùng trong những ngày đầu đời.
Trong 3 tháng cuối...
Ngực của bạn sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn và bạn sẽ cảm thấy nặng nề hơn. Bạn sẽ cần một chiếc áo ngực hỗ trợ hoặc một chiếc áo ngực rộng hơn trước.
Đôi khi, sữa non sẽ tiết ra nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây.
Khi nào bạn cần trợ giúp y khoa?
Ngực bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có khả năng phát triển ung thư vú hoặc khối u trong giai đoạn này. Nếu bạn cảm thấy có bất cứ u cục nào phát triển, hãy đến gặp bác sỹ để được lượng giá toàn diện.
Bạn có thể làm gì để làm giảm cảm giác khó chịu ở ngực?
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để làm giảm cảm giác khó chịu ở ngực trong quá trình mang thai:
Với tình trạng căng tức ngực
Với tình trạng ngứa da
Nếu tình trạng ngứa của bạn rất nặng, bạn nên đến khám bác sỹ.
Với tình trạng tiết sữa non
Chọn áo ngực
Thay đổi ngực khi mang thai là điều hết sức tự nhiên, và mặc dù mỗi phụ nữ sẽ thay đổi ngực theo một cách khác nhau, nhưng điều này không có gì đáng sợ cả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và hỏi ý kiến bác sỹ để yên tâm hơn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết 5 thay đổi ở núm vú mà bạn nên biết
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.