Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên ăn dầu hay ăn mỡ để có lợi cho cơ thể?

Nhiều người cho rằng sử dụng nhiều mỡ heo có nguy cơ bị các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, béo phì… Vậy, giữa dầu thực vật và mỡ động vật nên sử dụng thứ nào?

Chất béo chúng ta ăn hằng ngày có nguồn gốc từ động vật (chủ yếu là mỡ heo) và nguồn gốc thực vật (dầu thực vật). Có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc nên sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật và sử dụng thế nào để tốt cho sức khoẻ?

Dưới đây là những giải đáp xung quanh vấn đề này của TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Nên ăn dầu hay ăn mỡ để có lợi cho cơ thể? - Ảnh 1.

TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Vai trò của dầu thực vật và mỡ động vật đối với sức khỏe

Trước tiên, cần khẳng định, dầu thực vật và mỡ động vật đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người.

Dầu thực vật và mỡ động vật là:

-Nguồn sinh năng lượng quan trọng: 1 gam chất béo khi đốt cháy trong cơ thể cho 9 Kcal.

- Dung môi để hòa tan các vitamin A, D, E, K.

- Tham gia cấu tạo các tế bào và dịch thể của các tổ chức, cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh, đặc biệt là tổ chức não.

-Cung cấp axit béo cần thiết mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp như Acid Linoleic (omega 6) và Acid α Linoleic (omega 3).

-Tạo hương vị cho món ăn.

Nếu ăn thiếu hoặc thừa dầu thực vật và mỡ động vật, cơ thể sẽ gặp các vấn đề gì?

Cũng như các thực phẩm khác, dầu thực vật và mỡ động vật có liều lượng. Nếu ăn thiếu hoặc thừa có thể gây ra các vấn đề.

Dầu thực vật và mỡ động vật, nên sử dụng thứ nào? - Ảnh 2.

Dầu thực vật và mỡ động vật có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Thiếu dầu thực vật và mỡ động vật gây nên:

 + Gây thiếu hụt năng lượng

 + Gây mất cân bằng dinh dưỡng: kích thích cơ thể thu nạp nhiều thực phẩm giàu protein hay tinh bột.

 + Thiếu hụt vitamin tan trong dầu.

 + Chất béo tham gia vào quá trình sản sinh nhiều loại hormon và chất hóa học trong não.

 + Gây suy nhược do thiếu omega 3 và omega 6

 + Tăng nguy cơ ung thư: Ung thu ruột, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt đều có thể khởi nguồn từ nguyên nhân thiếu hụt axit béo trong cơ thể.

 + Tăng cholesterol và bệnh tim mạch: omega 3 có trong mỡ cá, các loại tinh dầu sẽ là đồng minh cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi. Khi cơ thể được bổ sung một lượng quá ít chất béo sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol có lợi HDL giảm xuống và cholesterol xấu LDL như một quy luật tự nhiên sẽ có cơ hội tăng lên.

Thừa dầu thực vật và mỡ động vật tăng nguy cơ:

 + Thừa cân béo phì

 + Cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch, bệnh tim

 + Nguy cơ đái tháo đường type 2

 + Nguy cơ rối loạn lipid máu.

Dầu thực vật và mỡ động vật, nên sử dụng thứ nào? - Ảnh 5.

Các chất trong mỡ heo tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này.

Có bao nhiêu loại chất béo?

Có bốn loại chất béo, trong đó có 3 loại chất béo có trong tự nhiên và một loại chất béo do con người tạo ra hay còn gọi là"chất béo dạng trans".

- Chất béo có trong tự nhiên gồm 3 loại:

 + Một là chất béo không bão hòa đơn: có nhiều trong dầu oliu, dầu canola, các loại hạt và quả, quả bơ.

 + Hai là chất béo không bão hòa đa: gồm omega 3 và omega 6 có nhiều trong mỡ cá (cá hồi, cá thu…), trong hạt lanh, quả óc chó, rau quả lá xanh, cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành,...

 + Ba là chất béo bão hòa: tìm thấy với số lượng cao nhất trong các sản phẩm động vật, cũng như dầu dừa và cọ.

 + Chất béo thứ tư là "chất béo dạng trans", một dạng do con người tạo ra: là chất béo không bão hòa đa xấu, vừa có thể làm tăng mức LDL lại vừa có thể làm giảm HDL. Chất béo này từng được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh, mì ăn liền, các loại thực phẩm chế biến sẵn...

Dầu thực vật và mỡ động vật, nên sử dụng thứ nào? - Ảnh 6.

Chất béo từ dầu thực vật

Chất béo động vật và dầu thực vật có sự khác biệt như thế nào?

Chất béo động vật và dầu thực vật có ưu điểm và nhược điểm đối với sức khoẻ

Chất béo động vật: Chúng ta thường ăn chất béo động vật chủ yếu là mỡ heo

Ưu điểm mỡ heo: Mỡ heo giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Mỡ heo giàu vitamin D giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể

Mỡ heo chứa lecithin và cholesterol, là loại chất mà cơ thể rất cần. Cholesterol có vai trò rất quan trọng với não bộ, thần kinh, sức bền của thành mạch máu chỉ khi thừa hoặc thiếu cholesterol mới ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các thành phần chất có trong mỡ heo còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này do được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, đậu phộng, đậu nành…

Trong mỡ cá thu, cá hồi, cá trích… có chứa nhiều omega 3 và omega 6

Nhược điểm mỡ heo: mỡ heo chứa hàm lượng axit béo bão hòa cao. Có khoảng 40% axit béo bão hòa, 50% - 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa.

Dầu thực vật và mỡ động vật, nên sử dụng thứ nào? - Ảnh 7.

Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol có thể giúp bạn hạ lượng cholesterol xấu trong máu.

Chất béo thực vật (dầu thực vật)

Ưu điểm dầu thực vật: Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol có thể giúp bạn hạ lượng cholesterol xấu trong máu.

Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K

Dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và sử dụng, dầu thực vật dễ bị oxy hóa, có thể sản sinh ra một số chất không có lợi cho sức khỏe. Trong một số loại dầu thực vât thì tỷ lệ omega 3 và omega 6 thiếu cân đối tăng nguy cơ gây viêm. Các axit béo chưa bão hòa chứa nhiều nối đôi tốt hơn axit béo bão hòa do nó làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhưng đồng thời cũng làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong máu.

Nhược điểm dầu thực vật: Trong một số loại dầu thực vât thì tỷ lệ omega 3 và omega 6 thiếu cân đối tăng nguy cơ gây viêm.

Các axit béo chưa bão hòa chứa nhiều nối đôi tốt hơn axit béo bão hòa do nó làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhưng đồng thời cũng làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong máu.

Dầu thực vật và mỡ động vật, nên sử dụng thứ nào? - Ảnh 8.

Cần cân đối tỷ lệ chất béo nguồn gốc động vật/thực vật được khuyến nghị theo từng lứa tuổi.

Nên ăn dầu hay ăn mỡ và ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Không ít người suy nghĩ rằng sử dụng nhiều mỡ lợn không an toàn và có nguy cơ bị các bệnh mạn tính như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, béo phì… Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học gần đây cũng lại cho thấy rằng, dùng dầu ăn để chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ không tốt bằng mỡ lợn.

Trước tiên, cần cân đối tỷ lệ chất béo nguồn gốc động vật/thực vật được khuyến nghị theo từng lứa tuổi:

- Trẻ nhỏ nên ăn mỡ động vật là chính, tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật nên là 70/30.

 - Sau 35 tuổi, giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật là 50/50.

 - Trên 60 tuổi, tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật là 30/70.

 Chú ý khi sử dụng chất béo, cần đảm bảo ở nhiệt độ an toàn khi nấu ăn và không nên tái sử dụng dầu mỡ. Dầu mỡ khi bị chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ sinh ra các chất độc gây ung thư và gây tổn hại đến cơ thể; gia tăng nồng độ cholesterol xấu...

 - Nhiệt độ xào: 120 ° C

- Nhiệt độ chiên: 160 - 180 ° C

- Nướng lò 180 ° C

Giáo sư hóa học Martin Grootveld thuộc Đại học De Montfort cùng cộng sự đã thực hiện nghiên cứu, kết quả cho thấy, nấu ăn bằng dầu thực vật ở 180 độ C trong 10 phút sẽ giải phóng aldehyde - chất hóa học có liên quan đến các bệnh ung thư, tim mạch và suy giảm trí nhớ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dầu ăn hay mỡ động vật là lựa chọn “vàng” cho trẻ dưới 3 tuổi?

Thanh Loan - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm