Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn, kiêng gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với với sức khỏe lá gan, đặc biệt với người bệnh gan mạn tính. Để đạt hiệu quả trong điều trị, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý

Người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn, kiêng gì?

Người bị viêm gan mạn tính phải thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Viêm gan có thể là viêm gan do nhiễm virus hoặc viêm gan không do virus (như viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn). Với bệnh viêm gan virus, có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau. Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính.

Viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Viêm gan mạn tính thường là hậu quả của viêm gan cấp tính. Viêm gan mạn tính có thể xảy ra ở các trường hợp viêm gan virus (thường gặp là viêm gan B, C và phối hợp với D); Viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu bia. Các triệu chứng thường gặp ở viêm gan mạn tính bao gồm: Mệt mỏi, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, đau cơ, đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi thông thường làm bệnh nhân không nhận biết được.

Bên cạnh dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh nên quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn và kiêng một số thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm nên ăn

- Trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả cung cấp các vitamin, khoáng chất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, ăn các loại rau lá xanh có thể mang lại lợi ích cho những người đang kiểm soát bệnh viêm gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể làm giảm các chất béo tích tụ trong gan của bạn.

- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có vai trò làm sạch đường tiêu hóa, giúp lọc máu, giảm tải hoạt động của gan, cũng như giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, carbohydrate, khoáng chất, protein, magne, kẽm và đồng. Bạn có thể bổ sung gạo lứt, bột yến mạch, bánh mỳ nguyên cám, hạt kê… vào chế độ ăn hàng ngày.

- Thực phẩm giàu protein: Ăn đủ lượng protein là điều quan trọng khi bị viêm gan mạn tính. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn tránh bị suy dinh dưỡng và hao mòn cơ bắp. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bổ sung 1-1,5gr protein/kg trọng lượng cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, sữa, các loại hạt, pho mát…

- Cà phê: Uống cà phê không ảnh hưởng đến gan, ngược lại còn có lợi cho gan. Theo một số nghiên cứu khoa học, uống cà phê giúp giảm men gan, kìm hãm tốc độ phát triển của bệnh gan mạn tính đang tiến triển. Tuy nhiên, hầu hết cà phê đều chứa chất gây nghiện caffeine, làm tăng cảm giác hưng phấn trong não, dễ gây bồn chồn và lo lắng. Cà phê còn gây cồn cào và với người không quen uống hoặc nếu uống phải loại quá nhiều caffeine có thể làm tim đập nhanh, tăng huyết áp. Uống cà phê khi bị viêm gan mạn tính là không có gì nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cần cân nhắc đến những yếu tố trên, để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Bạn chỉ nên uống khoảng 1-2 tách cà phê mỗi ngày.

Những thực phẩm nên tránh

- Rượu bia: Rượu bia được xem là kẻ thù số 1 của sức khỏe nói chung và lá gan nói riêng. Do đó không chỉ người viêm gan mạn tính mà cả những người bình thường cũng nên bỏ hoặc hạn chế rượu bia.

- Thực phẩm quá nhiều muối: Những thực phẩm có chứa nhiều muối cũng là một loại thực phẩm mà người bệnh viêm gan mạn tính cần phải tránh xa. Lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài, về lâu dài sẽ giảm khả năng hoạt động của gan. Đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan đã bị phù nề việc giảm lượng muối cực kỳ cần thiết. Nếu trong giai đoạn này người bệnh vẫn ăn mặn thì nguy cơ biến chứng xảy ra là rất cao, thậm chí gây tử vong. Hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ khuyên người lớn nên ăn ít hơn 2.300mg natri mỗi ngày - tương đương với 1 thìa cà phê muối - trong một chế độ ăn lành mạnh. Một số thực phẩm chứa nhiều muối người bệnh viêm gan mạn tính nên tránh bao gồm đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ chiên…

- Thực phẩm nhiều đường: Người bệnh không nên ăn các thực phẩm quá nhiều đường, giàu chất ngọt, khiến gan không chuyển hóa hết được, làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến đái tháo đường.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sinh lý và tình dục của người bệnh viêm gan.

Lê Tuyết H+ (Lược dịch Verywellhealth) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm