Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cải thảo: Thực phẩm lý tưởng cho mùa Thu

Cải thảo phát triển tốt trong thời tiết mát mẻ, cho lá xoăn thuôn dài màu xanh nhạt. Trong thời tiết mùa Thu, bạn nên kết hợp cải thảo vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng.

Cải thảo: Thực phẩm lý tưởng cho mùa Thu

Cải thảo chứa nhiều nước, chất xơ và vitamin, là món ăn đặc biệt thích hợp cho mùa Thu Đông.

Giá trị dinh dưỡng của cải thảo

Cải thảo là rau họ Cải phổ biến trong ẩm thực châu Á nhờ vị ngọt tự nhiên và cách chế biến phong phú. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100gr cải thảo chứa phần lớn là chất xơ và carbohydrate, cùng lượng vừa phải các vi chất như vitamin nhóm B, A, C, K. Loại rau này cũng cung cấp các khoáng chất cần thiết như calci, magne, phospho – đặc biệt là hàm lượng kali khá dồi dào. Đây cũng là rau ăn lá có calorie thấp, phù hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân.

Ngoài ra, cải thảo chứa nhiều chất chống oxy hóa (có thể kể đến beta-carotene, thiocyanates, indole-3-carbinol, lutein, zeaxanthin, sulforaphane và isothiocyanates). Kết hợp với hàm lượng vitamin C cao, cải thảo đóng góp không nhỏ vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, hỗ trợ chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch mùa Thu Đông.

Cách lựa chọn và chế biến cải thảo cho bữa cơm hàng ngày

Cải thảo nên được rửa kỹ càng từng lá dưới vòi nước chảy.

Khi chọn mua cải thảo, bạn nên chọn những cây cải thảo chắc tay, lá xanh giòn, không có dấu hiệu héo hoặc dập nát. Do các lá cải thảo cuộn khá chặt, bạn cần rửa sạch từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để loại bỏ sạch tạp chất, sâu bệnh bám trên rau.

Cải thảo nên được bảo quản ở ngăn đựng rau củ của tủ lạnh, nơi có độ ẩm cao để không bị héo. Với phần cải thảo chưa sử dụng, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại thật kín, bảo quản trong ngăn mát khoảng 3 ngày. Theo The Spruce Eats, bạn không nên sử dụng cải thảo có dấu hiệu bị hỏng. xuất hiện các đốm đen trên lá, có vị đắng.

Cải thảo sống có độ giòn ngon, trong khi nấu chín lại cho vị ngọt thanh, dễ kết hợp với các món canh ấm bụng ngày Thu. Dưới đây là một số cách chế biến cải thảo thông dụng:

Tách riêng phần lá và sống lá cải thảo trước khi xào.

- Xào: Đường sống lá cải thảo có màu trắng, giòn và lâu chín hơn phần lá xoăn. Bạn có thể dùng dao tách lấy phần trắng này, cắt thành miếng vừa ăn và xào trước phần lá.

- Dùng để gói, cuộn: Lá cải thảo khi chần sơ vẫn giữ được độ dai nhất định, có thể dùng để chế biến món cải thảo cuộn thịt thơm ngon.

- Nấu canh: Cải thảo có vị ngọt, mọng nước và dễ ngấm gia vị khi nấu canh. Bạn có thêm cải thảo vào nấu cùng thịt nạc, tôm… ở bước cuối cùng do cải thảo rất nhanh chín.

- Salad cải thảo: Tương tự bắp cải, cải thảo là nguyên liệu lý tưởng cho các món salad, gỏi trộn.

Kimchi cải thảo với vị chua cay cân bằng là món ăn kèm hấp dẫn.

- Kimchi, muối chua: Cải thảo là thành phần không thể thiếu trong món kimchi truyền thống của Hàn Quốc.

Để biến cải thảo thành món muối chua nhanh gọn, bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp giấm đường gồm: 240ml giấm trắng, 70gr đường, 1 thìa cà phê muối, gừng theo khẩu vị. Đun sôi hỗn hợp trên đến khi đường và muối tan hoàn toàn. Cho cải thảo cắt miếng vừa ăn (khoảng 4cm), gừng và cà rốt vào lọ thủy tinh sạch, đổ hỗn hợp giấm đường lên ngập cải thảo và để trong tủ lạnh qua đêm. Khi thưởng thức, bạn nên dùng dụng cụ sạch để lấy cải thảo ra khỏi lọ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cải thảo tốt cho sức khỏe nhưng có 3 lưu ý khi ăn nó nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người.

Quỳnh Trang H+ (Theo Health Benefits Times) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm