Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhịp tim lý tưởng khi chạy bộ là bao nhiêu?

Nhịp đập trái tim là một trong những chỉ số sức khỏe rất quan trọng. Nhịp tim được tính theo số lần tim co bóp hoặc đập trong mỗi phút theo đơn vị bpm. Trong quá trình thực hiện các hoạt động thể chất, sự tăng lên của nhịp tim là thước đo cho sức khỏe tổng thể của hệ tim mạch.

Từ lâu, khoa học đã chứng minh tim đập nhanh hơn khi chúng ta chạy bộ. Lúc này, sự lưu thông máu đến các cơ bắp tăng mạnh để cơ thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Thực tế cho thấy, không phải ai cũng đạt được nhịp tim lý tưởng trong khi chạy. Một máy đo nhịp tim có thể giúp bạn theo dõi nhịp đập trái tim qua từng phút. Bạn có thể xác định nhịp tim lý tưởng của mình khi chạy với công thức tính được trình bày dưới đây.

Nhịp tim trung bình khi chạy

Nhịp tim khi chạy bộ trung bình ở mỗi người là khác nhau do chịu tác động của các yếu tố sau:

  • Tuổi tác
  • Mức độ tập luyện: Người chạy bộ có xu hướng có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn những người không chạy bộ
  • Nhiệt độ môi trường sống: Nhiệt độ và độ ẩm có thể làm tăng nhịp tim
  • Thuốc: Các loại thuốc như thuốc chẹn beta có thể làm chậm nhịp tim và liều cao thuốc tuyến giáp có thể làm tăng nhịp tim
  • Căng thẳng: Cảm xúc do căng thẳng mang lại có thể làm chậm hoặc tăng nhịp tim

Nhịp tim khi chạy bộ trung bình ở người độ tuổi từ 20 - 45 là từ 100 - 160 nhịp/phút. Mức độ dao động phụ thuộc vào nhịp tim tối đa và mức độ thể chất của mỗi người (tham khảo bảng trên).

Cách xác định nhịp tim chạy lý tưởng

Nhịp tim khi chạy bộ chỉ nên ở mức 50 - 75% nhịp tim tối đa cho người mới bắt đầu tập và người tập với cường độ vừa phải. Cách tính nhịp tim tối đa như sau: Lấy 220 trừ đi độ tuổi của bạn. Ví dụ, với người 20 tuổi thì nhịp tim tối đa là 200 (220 - 20). Con số theo cách tính toán này chỉ mang tính tương đối và có thể dao động từ 15 - 20 bpm. Nhịp tim lúc chạy bộ khi vận động mạnh có thể bằng 70 - 85% nhịp tim tối đa. Bạn có thể sử dụng bảng mô tả dưới đây để điều chỉnh nhịp tim ở mức phù hợp trong quá trình tập luyện. Lưu ý, nhịp tim thực của bạn có thể dạo động từ 15 - 20 bpm so với các số liệu được mô tả này.

Tuổi

Nhịp tim mục tiêu

Nhịp tim tối đa

20

100-170

200

30

95-162

190

35

93-157

185

40

90-153

180

45

88-149

175

50

85-145

170

60

80-136

165

 

Tim đập quá nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh hơn mức tối đa trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là với người mới bắt đầu tập luyện. Một số nguy cơ có thể xảy ra do tim đập nhanh liên tục gồm:

  • Loạn nhịp tim
  • Đau ngực
  • Khó chịu

Khi cảm thấy không ổn, bạn nên chạy chậm lại để giảm nhịp tim xuống. Ngừng chạy ngay nếu bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

Luyện tập nhịp tim là gì?

Dưới đây là các vùng nhịp tim được sử dụng như nhịp tim mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn tập luyện gồm:

  • Vùng 1: 50 - 60% nhịp tim tối đa
  • Vùng 2: 60 - 70% nhịp tim tối đa
  • Vùng 3: 70 - 80% nhịp tim tối đa
  • Vùng 4: 80 - 90% nhịp tim tối đa
  • Vùng 5: 90 - 100% nhịp tim tối đa

Tùy thuộc vào mục tiêu mong muốn mà lựa chọn phương pháp tập luyện khác nhau. Ví dụ, chạy marathon nên duy trì nhịp tim ở vùng 1 và 2, và thỉnh thoảng tập chạy với nhịp tim ở vùng 3 - 4. Vận động viên chạy nước rút có thể tập trung luyện tập với nhịp tim ở vùng 4 và 5. Máy đo nhịp tim nên được sử dụng để theo dõi quá trình luyện tập. Nếu nhịp tim thường xuyên ở vùng 4 hoặc cao hơn thì nên giảm nhịp lại. Huấn luyện viên chuyên nghiệp hoặc huấn luyện viên chạy bộ có thể giúp bạn xác định lịch trình tập luyện dựa trên mục tiêu của mình.

Nhịp tim khi chạy bộ thường ở mức 100 - 160 nhịp/phút. Với người chạy bộ thường xuyên, bạn nên xác định nhịp tim mục tiêu và xây dựng lịch trình chạy phù hợp để đạt hiệu quả tập luyện cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bị chóng mặt khi chạy

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm