Chào bạn!
Tôi hoàn toàn hiểu nỗi lo của bạn với tình trạng bệnh của con. Hy vọng việc tìm hiểu kỹ hơn về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh có thể giúp bạn giải tỏa nỗi lo của mình.
Rối loạn nhịp tim nhanh là gì?
Rối loạn nhịp tim nhanh là tình trạng xảy ra khi trái tim đập quá 100 nhịp/phút. Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim nhanh. Trong số đó, có dạng rối loạn nhịp tim nhanh sinh lý xảy ra với tất cả mọi người khi tập thể dục, khi bạn trải qua các tình huống căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hoặc phấn khích. Tình trạng này được gọi là nhịp nhanh xoang.
Bên cạnh đó, cũng có những dạng rối loạn nhịp tim nhanh bệnh lý, thường xảy ra do có các trục trặc trong hệ thống điện tim. Theo đó, thông thường, các tín hiệu điện tim sẽ chạy dọc theo con đường từ tâm nhĩ (các buồng tim trên) xuống tâm thất (các buồng tim dưới) và kích hoạt nhịp tim đều đặn, nhịp nhàng. Tuy nhiên, nếu có điều gì đó gián đoạn con đường này, bạn có thể trải qua tình trạng rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim nhanh thường xảy ra do có một đoạn tín hiệu điện tim bị lỗi tại tâm nhĩ. Do đó, dạng rối loạn nhịp tim này thường được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh trên thất. Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất thường gây ra nhiều phiền toái trong hầu hết các trường hợp.
Trong trường hợp đoạn tín hiệu điện tim bị lỗi tại tâm thất, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng nhịp nhanh thất. Dạng nhịp tim nhanh này có nguy cơ cao gây nguy hiểm, dù không phải trường hợp nào cũng vậy.
Biết chính xác dạng dạng rối loạn nhịp tim nhanh con gái bạn đang gặp phải có thể giúp tìm ra hướng điều trị phù hợp, giúp giảm nguy cơ rủi ro.
Vậy con gái bạn có dạng rối loạn nhịp tim nhanh nào?
Thông thường, các bác sỹ sẽ phải đánh giá kỹ lưỡng mới có thể khẳng định tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh con gái bạn gặp phải là không nguy hiểm. Theo đó, các bác sỹ có thể phải tìm hiểu lịch sử y tế của gia đình, thực hiện các bài kiểm tra, xét nghiệm như:
- Đánh giá sức khỏe tim mạch tổng thể: Những người có trái tim, hệ thống điện tim khỏe mạnh sẽ ít có nguy cơ gặp phải dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm.
- Đo điện tim.
- Đánh giá triệu chứng: Các triệu chứng như đánh trống ngực, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi… thường cảnh báo các dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm. Nếu con gái bạn chỉ bị nhịp tim nhanh nhưng không đi kèm với các triệu chứng trên, bạn cũng không cần quá lo lắng.
Rối loạn nhịp tim nhanh ở trẻ em có cần điều trị?
Trong trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh không nguy hiểm như con gái bạn, việc điều trị có thể tùy thuộc vào mức độ khó chịu mà các triệu chứng gây ra. Nếu các cơn rối loạn nhịp tim nhanh không khiến bé thấy khó chịu (ví dụ như chúng chỉ xảy ra vài lần/năm, mỗi lần chỉ kéo dài một vài phút…) thì việc điều trị là chưa thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, nếu các cơn rối loạn nhịp tim nhanh xảy ra thường xuyên, kéo dài, khiến bé thấy lo lắng, việc điều trị có thể được cân nhắc. Có thể các bác sỹ sẽ cho bé uống thuốc chống rối loạn nhịp tim, hoặc thực hiện phẫu thuật triệt đốt rối loạn nhịp để ổn định nhịp tim.
Trên thực tế, tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh được chẩn đoán trong trong độ tuổi thanh thiếu niên là khá phổ biến. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì nguy cơ tử vong do rối loạn nhịp tim nhanh ở những người trẻ tuổi là rất hiếm gặp. Chưa kể, các dạng rối loạn nhịp tim nhanh bệnh lý vẫn có thể được điều trị nếu được phát hiện kịp thời.
Chúc con gái bạn và cả gia đình sức khỏe!
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?