Ngô là một trong những cây trồng được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới. Loại cây này dễ trồng có khả năng chống chọi với sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt rất tốt. Thêm ngô vào chế độ ăn uống sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Dưới đây là lợi ích sức khỏe khi ăn bắp ngô:
Hỗ trợ tiêu hóa
Ngô chứa chất xơ không hòa tan, chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Axit béo chuỗi ngắn có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Cung cấp chất dinh dưỡng
Ngô có lượng vitamin A gấp 10 lần so với các loại ngũ cốc khác. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ bảo vệ chống suy giảm nhận thức, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp hình thành màng nhầy trong đường hô hấp.
Ngô còn rất giàu các chất dinh dưỡng khác, bao gồm protein, vitamin C và carbohydrate. Ngoài ra, ngô chứa kali và folate. Kali giúp cải thiện huyết áp, chức năng tim và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ bắp khỏe mạnh. Trong khi đó, folate làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống khi mang thai.
Hỗ trợ giảm cân
Theo các chuyên gia, ngô không chỉ là loại ngũ cốc tuyệt vời trong việc làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư, làm đẹp da mà còn rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân. Loại ngũ cốc này có mặt ở mọi nơi, nó vừa là món ăn ngon vừa giảm cân rất tuyệt vời. Trong ngô chứa nhiều chất xơ, ít chất béo nên dù ăn bao nhiêu bạn cũng không lo bị tích tụ mỡ trên cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ chứa ở ngô giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Ngô cũng có khả năng điều chỉnh insulin, trở thành một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chống ung thư hiệu quả
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy rằng lutein và zeaxanthin, carotenoids có trong ngô giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thức uống mùa hè tốt cho sức khỏe
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.