Giá trị dinh dưỡng của ngô
Ngô là một trong những thực phẩm có lượng polyphenol (chất chống oxy hóa) cao. Polyphenol giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng, bỏng ngô (loại không dùng bơ, đường hay muối) có chứa lượng polyphenol cao gấp 2 lần so với nhiều loại trái cây với khối lượng tương tự.
1 khẩu phần (hoặc 100gr) ngô ngọt, đã được luộc chín có thể cung cấp cho bạn các dưỡng chất sau:
- 77 calorie.
- 5gr chất xơ.
- 17gr carbohydrate.
- 8gr đường.
- 8gr protein.
- 0gr chất béo.
Ngoài ra, loại ngũ cốc này cũng rất giàu các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B, magne, kali, sắt, kẽm…
Chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) của ngô
Chỉ số chuyển hóa đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ làm tăng đường huyết của một thực phẩm sau khi ăn. Thực phẩm có chỉ số GI thấp (dưới 55) được coi là có lợi cho người bệnh đái tháo đường.
Chỉ số GI của 1 bắp ngô đã được luộc chín là 52; Bánh tráng bột ngô (corn tortilla) là 46; Bỏng ngô là 65. Do đó, ngô được đánh giá là một loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và là lựa chọn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường.
Lợi ích của ngô cho sức khỏe
Ngô có lượng flavonoid cao và các hợp chất phenolic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh đái tháo đường. Theo một nghiên cứu năm 2018, ăn ngô ở mức vừa phải (khoảng 10gr/ngày) có thể làm giảm phản ứng insulin và cải thiện nồng độ glucose trong cơ thể.
Bản thân đường trong ngô ngọt cũng chủ yếu ở dạng fructose. Không giống như glucose, fructose ít làm lượng đường huyết tăng đột biến hay kích thích sự sản sinh quá mức insulin trong cơ thể. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường huyết và quá trình tiết ra hormone leptin trong cơ thể. Đây là hormone kích hoạt cảm giác no và giải phóng tín hiệu đến não, cho biết cơ thể không cần ăn thêm nữa.
Người bệnh đái tháo đường có được ăn ngô không?
Với những lợi ích về sức khỏe kể trên, người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn được ngô. Ngô có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp, ít chất béo và natri, giúp ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Tuy nhiên, do vẫn là một thực phẩm giàu tinh bột, người bệnh đái tháo đường vẫn cần lưu ý một vài điều khi ăn ngô.
Cách ăn ngô cho người bệnh đái tháo đường
Có nhiều món ăn từ ngô, nhưng người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn ngô tươi, ngô nguyên hạt. Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến từ ngô hoặc bỏng ngô với nhiều bơ, hương liệu. Những loại thực phẩm này sẽ chỉ làm tăng lượng carbohydrate và chất béo trong cơ thể, gây mất cân bằng lượng đường huyết.
Nếu bạn muốn thêm một chút hương vị cho món ngô, hãy thử thêm phô mai Parmesan, tỏi, một vài giọt dầu olive, các loại thảo mộc, một chút muối hoặc một ít quế để làm món ngô nướng hoặc hấp/luộc.
Bên cạnh đó, để giảm và ổn định đường huyết một cách tốt nhất, người bệnh đái tháo đường cũng có thể bổ sung thêm những thực phẩm tốt khác như rau củ, trái cây tươi, cá, các loại hạt. Đặc biệt, có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ từ lá xoài Ấn Độ, lá neem, quế chi, mướp đắng… Sử dụng kết hợp các thảo dược này sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách dễ dàng hơn, từ đó có thể trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn gì trước khi ngủ phù hợp cho người tiểu đường?
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.