Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đồ uống có cồn và bệnh tiểu đường

Đồ uống có cồn (ĐUCC) không chỉ ảnh hướng đến đường huyết, nó cũng chứa calories rỗng khiến bạn tăng cân. Có những lợi ích và nguy cơ nào khi người tiểu đường sử dụng ĐUCC, mời bạn cùng tìm hiểu.

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy những kết quả khác nhau. Một nghiên cứu được công bố trên Science Translational Medicine, khi nghiên cứu trên mô hình động vật việc lạm dụng đồ uống có cồn gây nên tình trạng kháng insulin là nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân là tình trạng viêm ở vùng  hypothalamus trong não.

Một nghiên cứu khác đăng tải trên Diabetologia cho thấy sử dụng đồ uống có cồn hợp lý ở người tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng tích cực đến đường huyết và chuyển hóa mỡ.

Chúng ta tự hỏi liệu những người bệnh tiểu đường (type 1 và type 2) có thể sử dụng đồ uống có cồn? Đồ uống có cồn (ĐUCC) không chỉ ảnh hướng đến đường huyết, nó cũng chứa calories rỗng khiến bạn tăng cân. Có những lợi ích và nguy cơ nào khi người tiểu đường sử dụng ĐUCC, mời bạn cùng tìm hiểu.

Những lợi ích bổ sung hợp lý

Cải thiện nồng độ HDL

ĐUCC có thể làm tăng nồng độ HDL (là một loại cholesterol tốt). Cơ thể cần loại cholesterol này để loại bỏ cholesterol xấu LDL khỏi cơ thể. Nồng độ HDL đạt mức khuyến nghị sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, trong khi nồng độ thấp HDL sẽ làm tăng nguy cơ này. Điều quan trọng là người bệnh tiểu đường phải cân nhắc lượng ĐUCC để tránh tăng cân không kiểm soát.

Cải thiện độ nhạy insulin

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường sử dụng hợp lý ĐUCC có thể thấy cải thiện nhỏ độ nhạy insulin. Độ nhạy insulin là khả năng cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Khi đó cơ thể chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ hơn insulin là đã có thể kiểm soát được đường huyết

Giảm nguy cơ của một số bệnh tim mạch

Các nhà nghiên cứu ở Harvard School of Public Health cho biết những phụ nữ tiểu đường type 2 sử dụng ĐUCC hợp lý có ít nguy cơ phát triển bệnh tim mạch hơn những người không sử dụng ĐUCC. Lưu ý, nếu bạn muốn sử dụng hãy xin ý kiến bác sỹ.

Những nguy cơ

ĐUCC cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, đặc biệt là đường huyết.

Gây hạ đường huyết (Hypoglycemia)

Không sử dụng ĐUCC khi dạ dày rỗng, đặc biệt nếu bạn có đường huyết thấp. ĐUCC sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Nó có thể gây hạ đường huyết ngay sau khi sử dụng, hoặc trong vòng 24 giờ. Bạn cần kiểm tra đường huyết trước khi uống, trong lúc uống và sau uống trong vòng 24 giờ. Hãy ăn bữa ăn lành mạnh trước khi bạn định sử dụng ĐUCC.

Tương tác thuốc

Những người tiểu đường sử dụng các thuốc khác nhau để điều chỉnh insulin và đường huyết. Sử dụng ĐUCC ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết bằng cách tương tác với thuốc. Có thể dẫn tới hạ đường huyết hay shock insulin. Trong trường hợp này bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu.

Ảnh hưởng đến gan

Gan là một phần không thể thiếu của cơ thể giúp giải độc và đào thải chất độc, bao gồm cả kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Khi sử dụng ĐUCC, gan phải làm việc để loại bỏ chúng khỏi máu và không thể thực hiện chức năng kiểm soát đường huyết.

Điều này sẽ cực kì nguy hiểm khi đường huyết đang ở mức thấp và dẫn đến hạ đường huyết.

Những lời khuyên dành cho bạn

  • Đừng sử dụng ĐUCC khi dạ dày rỗng
  • Tự kiểm soát bản thân tránh lạm dụng
  • Không uống quá 1 cốc mỗi ngày đối với nữ, quá 2 cốc mỗi ngày với nam giới.
  • Sử dụng các đồ uống ít calories, không uống nước ngọt có ga
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên khi bạn sử dụng ĐUCC
  • Kiểm tra đường huyết đảm bảo trong giới hạn an toàn trước khi lên giường đi ngủ ban đêm
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát hay thậm chí đảo ngước (type 2) nếu bạn duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và luyện tập thường xuyên.

Luôn nhớ trao đổi với bác sĩ xem bạn có phù hợp để sử dụng ĐUCC, và loại đồ uống nào phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phân loại, đặc điểm của các nhóm đồ uống và lợi ích/hạn chế đối với sức khỏe

BS. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Healthsite
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm