Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, phát triển rất sớm từ thời niên thiếu. Bệnh làm ảnh hưởng đến các tế bào có chức năng sản xuất insulin của cơ thể; chiếm khoảng 10% những người tiểu đường và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong độ tuổi từ 10 đến 15.
Ở những trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin. Insulin là một hormone điều chỉnh quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein thông qua sự kiểm soát nồng độ carbohydrate.
Nguyên nhân khởi phát của bệnh không rõ ràng và thường có thể có vai trò của các yếu tố di truyền, hay một số loại virus góp phần làm phát triển các triệu chứng của bệnh.
Mắc dù bệnh thường khởi phát trong thời kỳ thơ ấu, nhưng đôi khi có thể khởi phát ở người trưởng thành.
Hiện tại, không có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1. Điều trị chủ yếu là kiểm soát đường huyết bằng việc bổ sung insulin và duy trì lối sống lành mạnh.
Những điều cha mẹ cần làm
Hiểu biết về bệnh
Nếu con bạn được chẩn đoán mắc tiểu đường type 1, điều quan trọng cần làm là nâng cao hiểu biết về căn bệnh này. Điều này giúp cha mẹ hỗ trợ con kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Các thành viên gia đình, giáo viên cần tham gia vào việc chăm sóc y tế và tâm lý của trẻ.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Thực phẩm là "chìa khóa" quan trọng trong việc điều trị tiểu đường type 1. Chế độ ăn ần được kiểm soát cả ở gia đình và ở trường.
Điều trị bằng thuốc
Trẻ em mắc tiểu đường type 1 cần phải bổ sung insulin vài lần trong ngày. Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, bạn hãy tạo ra một môi trường thoải mái để trẻ hợp tác và hình thành thói quen sử dụng thuốc.
Kiểm soát đường huyết của trẻ
Việc theo dõi đường huyết thường xuyên có lợi cho việc điều trị bệnh. Hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị cầm tay để tự đo lượng đường trong máu ở bất cứ nơi đâu.
Tập luyện
Trẻ em mắc tiểu đường hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động thể chất giống với trẻ cùng độ tuổi nếu trẻ thực hiện những điều sau: nên đo đường huyết trước và sau khi tập luyện để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý; cha mẹ hoặc giáo viên nên chuẩn bị sẵn các thực phẩm giàu carbohydrates trong các buổi tập của con để tránh trường hợp trẻ bị hạ đường huyết đột ngột.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bị tiêm thuốc và xét nghiệm máu khi điều trị bệnh tiểu đường
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.