Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Học cách hạ thấp nhịp tim để kiểm soát bệnh tật

Nhịp tim là dấu hiệu cho thấy tim đang hoạt động để bơm máu nuôi cơ thể. Nhịp tim được tính theo số nhịp cho mỗi phút.

Học cách hạ thấp nhịp tim để kiểm soát bệnh tật

Nhịp tim trên 100 nhịp mỗi phút trong thời gian nghỉ ngơi có thể cho thấy một sự gia tăng nguy cơ tim mạch cao hơn 78% trong tương lai.  Học cách hạ thấp nhịp tim có thể giúp sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Có một số lời khuyên giúp hạ thấp nhịp tim trước khi mắc phải cơn đau tim. Nhớ rằng nhịp tim nghỉ ngơi nên dưới 100 nhịp mỗi phút và tốt nhất là dưới 90 nhịp mỗi phút. Thay đổi lối sống là ưu tiên hàng đầu và dễ làm để chống lại nhịp tim quá cao.

Các cách để đảm bảo nhịp tim dưới 90 nhịp mỗi phút

Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Khi thừa cân, trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Tập thể dục có thể giúp giảm cân, cũng như chế độ ăn uống lành mạnh. Khi giảm trọng lượng sẽ thấy nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm xuống.

Đi bộ là cách kiểm soát nhịp tim tương đối hiệu quả. Ảnh: TM

Đi bộ là cách kiểm soát nhịp tim tương đối hiệu quả. Ảnh: TM

Bỏ ngay thuốc lá, xì gà hoặc thuốc lá điện tử: Thuốc lá có thể làm cho nhịp tim tăng lên ngay khi hít phải từ lần đầu tiên và theo thời gian nhịp tim chỉ trở nên tồi tệ hơn, nếu bạn vẫn tiếp tục hút và hít phải khói thuốc lá.

Giảm lượng caffein: Caffein làm người ta cảm thấy tỉnh táo, nhưng sẽ làm nhịp tim tăng lên. Nếu uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày, có thể đang thúc đẩy nhịp tim nghỉ ngơi tăng lên. Tốt nhất nên hạn chế lượng caffein vào cơ thể.

Tránh rượu bia: Càng uống bia rượu, nhịp tim càng tăng. Theo thời gian, bia rượu có thể làm nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn nhiều so với trước đó. Để tránh điều này, hãy uống bia rượu có chừng mực.

Kiểm soát stress: Stress được biết đến như là “kẻ sát nhân im lặng”, stress phá hoại dần dần cơ thể. Kiểm soát stress có thể là khó khăn, nhưng phải được thực hiện để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn. Học cách hạ thấp nhịp tim thông qua thiền định, yoga và các biện pháp khác giúp cơ thể và trí óc thư giãn.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục làm cho nhịp tim tăng lên, nhưng khi càng tập thể dục, càng thấy được nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn so với trước. Đó là bởi vì tập luyện làm trái tim và cơ thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Chế độ tập luyện nên bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, tập luyện có sức mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy, một gram dầu cá trong một viên nang mỗi ngày đã làm cho nhịp tim nghỉ ngơi giảm 6 nhịp trong vòng 2 tuần. Một số nghiên cứu cho thấy, dầu cá giúp giảm được nhịp tim trung bình mỗi phút. Điều này có thể là nhờ dầu cá làm tăng độ nhạy của dây thần kinh điều khiển nhịp tim.

Rửa mặt bằng nước lạnh: Làm giãn mạch máu, gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn và làm chậm lại nhịp tim. Tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo và bình thường hơn.

Hít thở sâu và thư giãn: Khi nhịp tim nhanh dễ gây ra đánh trống ngực, có thể có xu hướng dễ giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, tốt nhất nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm chứng hồi hộp và hạ thấp nhịp tim.

Thực hiện nghiệm pháp Valsalva: Ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu. Giữ hơi trong 5 giây, rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi thoát ra. Nghiệm pháp này có thể làm hạ nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, tiến hành nghiệm pháp dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh tim mạch khác.

Nghiệm pháp Valsalva giúp nhịp tim dần dần hạ xuống.

Nghiệm pháp Valsalva giúp nhịp tim dần dần hạ xuống.

Làm thế nào để giảm nhịp tim trong khi tập thể dục?

Theo dõi nhịp tim: Bằng cách lấy số 220 trừ đi tuổi, đó là con số nhịp tim có thể đạt được tối đa trong mức cho phép; bất cứ điều gì làm nhịp tim nhiều hơn mức cho phép đó có thể không tốt cho sức khỏe. Mang một máy theo dõi nhịp tim hoặc học cách bắt mạch quay để giúp kiểm tra nhịp tim trong khi tập thể dục.

Giảm cường độ: Cần nhẹ nhàng và chậm lại với bài tập khi nhịp tim bắt đầu tăng quá mức. Cụ thể là nâng tạ nhẹ cân hơn, đi chậm hơn, giảm bớt các cử động mạnh, hoặc đơn giản tạm nghỉ tập thể dục để thư giãn.

Hãy nhớ thở sâu khi tập thể dục để đảm bảo trái tim có đủ ôxy. Nếu gặp khó khăn trong việc thở trong khi tập thể dục, hãy tập thể dục chậm lại đến mức có thể nói rõ ràng thành lời trong khi tập thể dục, và đó là mức cường độ tập có thể duy trì. Nếu thực sự bị khó thở, dừng tập thể dục và theo dõi nhịp tim một cách kỹ càng và gọi người trợ giúp.

Bù đủ nước điện giải khi tập thể dục: Tim hoạt động co bóp được cũng nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là K, Ca, Na và Mg. Vì một lý do nào đó, điện tích của các ion này bị thay đổi có thể dẫn đến tăng nhịp tim. Cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định, một trong những cách đơn giản là bù nước điện giải bằng các nước uống thể thao và dung dịch điện giải.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhịp tim có thể nói cho bạn biết điều gì

TS.BS. Lê Thanh Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm