Lời khuyên từ chuyên gia giúp tăng khả năng có em bé - Phần 2
Ở bài viết phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về những thói quen duy trì cuộc sống hằng ngày của bạn giúp nâng cao khả năng mang thai. Ở bài viết phần 2 mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý về thời gian quan hệ, chu kỳ kinh nguyệt và khi nào nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ nhé.
Quan hệ vào đúng thời điểm
Quan hệ vào một thời điểm không thích hợp sẽ không mang lại kết quả khả quan. Để quá trình thụ thai có thể xảy ra, tinh trùng phải vào được bên trong cơ quan sinh dục của nữ vào đúng thời điểm rụng trứng để có thể thụ tinh cho trứng. Quá trình thụ thai sẽ không thể xảy ra nếu tinh trùng không vào được vị trí đó trong khoảng thời gian 24 h sau khi trứng rụng, là thời điểm trứng đạt độ “hoàn hảo” nhất.
Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ quan sinh dục nữ tới 5 ngày. Một vài ngày trước ngày rụng trứng chính là thời điểm tốt nhất cho việc quan hệ để mang thai.
Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào việc bạn có biết được chính xác ngày rụng trứng của mình hay không. Do vậy việc theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và tính đúng thời điểm rụng trứng là hết sức quan trọng.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Việc này cũng đồng thời giúp bạn phát hiện thời điểm rụng trứng của bản thân. Quá trình rụng trứng thường diễn ra vào khoảng 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Việc quan hệ khoảng vài ngày trước khi rụng trứng xảy ra có thể giúp làm gia tăng cơ hội mang thai.
Có một số phương pháp giúp bạn kiểm tra được thời điểm trứng rụng như các thiết bị phát hiện rụng trứng, theo dõi nhiệt độ cơ thể, kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung hoặc đi khám bác sỹ để xác đinh thời điểm rụng trứng…
Hãy tìm kiếm sự trợ giúp những lúc cần thiết
Đôi khi mặc dù đã nỗ lực hết sức nhưng bạn vẫn không thể mang thai. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên trao đổi với một bác sỹ chuyên ngành sản khoa nếu bạn dưới 35 tuổi và đã nỗ lực mang thai trong vòng hơn 1 năm mà không có bầu.
Trường hợp bạn trên 35 tuổi, sau khi trao đổi với bác sỹ về các biện pháp thụ thai tự nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc đến phương pháp thụ tinh nhân tạo nếu không thể mang thai trong vòng 6 tháng.
Những lưu ý bổ sung
Những lời khuyên nêu trên của các chuyên gia để có thể có một sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai không chỉ dành riêng cho phụ nữ. Tình trạng sức khỏe, cân nặng và mọi thói quen của người bạn đời cũng đóng vai trò quan trọng để duy trì chất lượng tinh trùng. Tất cả những yếu tố trên gộp lại sẽ giúp gia đình bạn nhanh chóng được đón nhận tin vui.
Tình trạng thừa cân hoặc sử dụng kéo dài các loại rượu, thuốc lá và thuốc gây nghiện sẽ khiến bạn khó có khả năng mang thai hơn. Những thói quen xấu này còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tinh trùng của người nam giới.
Thời điểm tốt nhất để chuyển sang một lối sống lành mạnh nên được bắt đầu trước khi bạn muốn mang thai. Cả người vợ và người chồng đều có sức khỏe tốt là một trong những yếu tố quyết định giúp bạn gia tăng cơ hội mang bầu, để có thể mang thai thuận lợi và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai ở độ tuổi 35
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.