Dùng kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi tia UV.
Mối liên hệ giữa kem chống nắng và vitamin D
Kem chống nắng là một biện pháp phòng ngừa bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời. Chúng giúp ngăn ngừa cháy nắng, lão hóa sớm (như nếp nhăn, da sần sùi) và giảm nguy cơ ung thư da... Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hoạt động bằng cách hấp thụ ánh nắng mặt trời bức xạ tia cực tím (UV), ngăn cản nó tiếp cận tới các lớp da sâu hơn hoặc bằng cách phản xạ bức xạ.
Tuy nhiên, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời được chia làm 3 loại là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Trong đó, tia UVC độc hại nhất nhưng không chiếu xuống mặt đất vì nó bị hấp thụ hết từ tầng ozone.
Tia UVA chiếm tới 95% ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất. Nó vẫn tồn tại kể cả khi trời râm mát, trời mưa. Tia UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng, thậm chí còn xuyên qua lớp hạ bì, làm tổn thương tế bào đáy của da, là nguyên nhân gây sạm da, lão hóa da và ung thư da.
Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA. Đây cũng là tia duy nhất có khả năng kích thích sản sinh vitamin D. Nhưng do tia này có thể xuyên qua được tầng ozone nhiều nhất trong ngày là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên ánh nắng gay gắt lúc này có thể làm tổn thương da.
Vì vậy, việc bôi kem chống nắng ngăn tia cực tím tiếp xúc với da khiến nhiều người sợ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D. Nhưng theo các chuyên gia, điều này không đáng lo ngại vì những lý do sau:
1. Chúng ta thường sử dụng kem chống nắng ít hơn lượng kem chống nắng được khuyến cáo sử dụng (khoảng 28g) và bôi không đều trên mặt da, dẫn đến một số vùng da ít hoặc không được bảo vệ.
2. Có ít người bôi lại kem chống nắng sau 2-3 tiếng hoạt động để duy trì hiệu quả của kem chống nắng.
3. Kem chống nắng không thể lọc 100% hàm lượng tia UV tiếp cận với da (SPF 15 có thể loại bỏ 93% tia UV, SPF 30 là 97% và SPF 50 là 98%). Vì vậy vẫn còn một hàm lượng tia UV rất nhỏ xâm nhập da để tổng hợp vitamin D dù bạn đã bôi kem chống nắng.
Cách bổ sung vitamin D qua đường ăn uống
Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV của ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D qua đường ăn uống bằng cách thêm những món như: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa chua và nước cam tươi ép,… vào bữa ăn hàng ngày.
Cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm...là những loại thực phẩm giàu vitamin D tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, hàm lượng vitamin D cơ thể cần thiết thay đổi theo độ tuổi như sau (tính bằng đơn vị Internal Units – IU):
400 IU cho trẻ sơ sinh / trẻ 0-1 tuổi
600 IU cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn từ 1-70 tuổi
800 IU cho người lớn từ 71 tuổi trở lên
Vì vậy, bạn không nên nạp quá 2000 IU/ngày. Nếu vượt mức 2000 IU/ngày sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, với những tác dụng phụ như thừa calci trong máu, dẫn đến cảm giác khó chịu, buồn nôn, suy sụp tinh thần.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vitamin D và ánh nắng mặt trời.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?