Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 điều mái tóc nói về sức khỏe của bạn

Mái tóc là một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của bạn. Nhưng bạn có thể không biết rằng mái tóc cũng tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu cho thấy những thay đổi về hình dáng, kết cấu hoặc độ dày của tóc có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể biết liệu những thay đổi về tóc của mình là do vấn đề sức khỏe, di truyền, căng thẳng hay thiếu hụt dinh dưỡng.

1.Căng thẳng (và gen) có thể khiến bạn bạc tóc

Bạn có thể từng để ý mái tóc của cha mẹ và thấy rằng những căng thẳng trong cuộc sống dường như khiến tóc chuyển sang màu xám hoặc bạc. Một nghiên cứu cho thấy căng thẳng mãn tính thực sự có thể góp phần làm tóc bạc bằng cách gây tổn thương DNA và làm giảm việc cung cấp các tế bào sản xuất sắc tố trong nang tóc. Căng thẳng cũng có thể khiến tóc bạn rụng.

Một loại căng thẳng khác, được gọi là stress oxy hóa, cũng có thể góp phần gây ra tóc bạc. Căng thẳng oxy hóa (nghĩa là khi các gốc tự do gây tổn hại tế bào ức chế quá trình sửa chữa của cơ thể) có thể ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất sắc tố.

Màu xám bạc là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, vì các nang tóc của bạn tạo ra ít màu hơn khi bạn già đi. Gen của bạn cũng đóng một vai trò trong việc khiến tóc bạn chuyển sang màu xám. Hãy hỏi cha mẹ bạn xem họ nhìn thấy dấu hiệu đầu tiên của tóc bạc khi họ bao nhiêu tuổi và bạn có thể giống như họ.

Đọc thêm tại bài viết: Bổ sung vitamin gì để ngừa bạc tóc

2. Tóc giòn có thể là dấu hiệu của hội chứng Cushing

Tóc giòn là một triệu chứng của hội chứng Cushing, một tình trạng hiếm gặp do có quá nhiều cortisol - hormone gây căng thẳng chính của cơ thể. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng chính của bệnh, có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn khác của hội chứng Cushing bao gồm huyết áp cao, mệt mỏi và đau lưng.

Việc điều trị hội chứng Cushing có thể gây ra tình trạng tóc giòn này, chẳng hạn như thuốc điều trị glucocorticoid là loại steroid được sử dụng để điều trị chứng viêm do nhiều loại bệnh gây ra. Những người bệnh khác có thể cần phẫu thuật, hóa trị (nếu khối u ác tính là nguyên nhân gây ra bệnh Cushing) hoặc xạ trị để điều chỉnh tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá mức cortisol.

3. Tóc mỏng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp

Những người bị suy giáp - một tình trạng xảy ra khi tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp - có thể nhận thấy tình trạng rụng tóc nhiều hơn và sự thay đổi về hình dáng của tóc.

Suy giáp có thể gây ra tóc mỏng và các triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi, không chịu được lạnh, đau khớp, đau cơ, sưng mặt và tăng cân. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp sẽ giúp chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị bằng cách dùng thuốc tuyến giáp.

Ngoài tình trạng tóc mỏng, một số rối loạn tuyến giáp còn khiến bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng rụng tóc tự miễn gọi là rụng tóc từng vùng. Loại rụng tóc này gây ra những mảng rụng tóc đột ngột. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc.

4. Rụng tóc có thể là dấu hiệu thiếu máu

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy có nhiều tóc hơn trong lược chải tóc hoặc trên sàn tắm, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có lượng sắt dự trữ thấp hoặc thiếu máu và có thể cần được kiểm tra. Xét nghiệm máu cũng đặc biệt được yêu cầu xét nghiệm đối với những người ăn chay hoặc phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, cả hai đều làm tăng nguy cơ rụng tóc do thiếu chất sắt.

Người ta không hoàn toàn biết lý do tại sao lượng sắt thấp có thể gây rụng tóc, nhưng sắt rất quan trọng đối với nhiều phản ứng sinh học và hóa học, có lẽ bao gồm cả sự phát triển của tóc. Nếu bác sĩ xác định rằng bạn thực sự bị thiếu chất sắt, việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt hoặc bổ sung chất sắt có thể giúp giảm rụng tóc.

Rụng tóc cũng có thể xảy ra (tạm thời) do nồng độ estrogen thay đổi đột ngột và thường được nhận thấy sau khi mang thai hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai.

5. Rụng tóc có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein

Protein rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của tóc (thiếu protein có liên quan đến tình trạng tóc mỏng và rụng). Thiếu hụt protein không phải là vấn đề đối với hầu hết mọi người (hầu hết người trưởng thành cần 0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể). Nguồn protein tốt bao gồm sữa chua, thịt nạc, cá, trứng, đậu nành.

Những người có bệnh về đường tiêu hóa hoặc vừa phẫu thuật cắt dạ dày có thể gặp vấn đề về tiêu hóa protein. Những tình huống chuyên biệt này sẽ phải được giải quyết với sự giúp đỡ của bác sĩ. Nhưng hầu hết tình trạng tóc mỏng, kể cả ở phụ nữ, đều có thể là do di truyền.

Đọc thêm tại bài viết: 7 lý do khiến tóc của bạn rụng nhiều

6. Vảy màu trắng hoặc vàng có thể là dấu hiệu bạn bị gàu

Những vảy màu vàng hoặc trắng trên tóc, trên vai và thậm chí ở lông mày là dấu hiệu của gàu, một tình trạng da đầu mãn tính. Gàu thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường có thể được điều trị bằng các loại dầu gội dành riêng cho tóc.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gàu là tình trạng viêm da tiết bã. Những người bị viêm da tiết bã có làn da đỏ, nhờn, có vảy trắng hoặc vàng bong tróc. Một loại nấm giống nấm men tên là malassezia cũng có thể gây kích ứng da đầu. Không gội đầu đủ, nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc tóc và da khô cũng có thể gây ra gàu. (Gàu thường nặng hơn vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô có thể khiến da khô hơn).

7. Tóc hư tổn có thể che giấu các vấn đề sức khỏe khác

Mặc dù tóc có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng hầu như mọi người thường phàn nàn về những tổn thương do nhuộm màu và sử dụng nhiệt để tạo kiểu tóc.

Việc có quá nhiều nhiệt từ việc sử dụng máy ép/uốn tóc hàng ngày hoặc máy sấy có thể làm hỏng tóc của bạn, khiến tóc khô, dễ gãy và khó chăm sóc. Bạn nên sử dụng không quá một dụng cụ nóng mỗi ngày (hoặc sử dụng các dụng cụ nhiệt không thường xuyên).

Bất cứ khi nào bạn áp dụng nhiệt lên tóc, hãy luôn sử dụng các sản phẩm có thành phần bảo vệ. những sản phẩm như dầu dưỡng và thuốc xịt tạo độ bóng có xu hướng bảo vệ tóc khi sử dụng nhiệt trực tiếp và gián tiếp.

Nhuộm tóc một cách chuyên nghiệp khó có thể gây ra nhiều hư tổn, nhưng việc tẩy tóc và sử dụng thuốc nhuộm tóc đóng hộp tại nhà có thể gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể giảm thiểu mọi hư tổn cho tóc bằng cách sử dụng đúng sản phẩm. Sau khi nhuộm màu cho tóc, hãy nhớ sử dụng dầu gội giữ ẩm và giữ màu thích hợp cho tóc.

Cuối cùng, đừng quên để ý đến tình trạng tóc hàng ngày để không bỏ lỡ những dự báo về sức khỏe nhé.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm