Rụng tóc do stress diễn ra khoảng 3 tháng sau một sự kiện gây căng thẳng tâm lý.
Tại sao stress lại gây rụng tóc?
Stress có thể gây rụng tóc và ngược lại, rụng tóc quá nhiều kéo theo tâm trạng tiêu cực, khiến cho mức độ stress gia tăng. Rụng tóc do stress không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài có thể làm tổn thương nang tóc, khiến tóc thưa và mỏng đi rõ rệt.
Stress thường gây rụng tóc hàng loạt, đặc biệt là sau những sự kiện gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nguyên nhân là stress thúc đẩy quá trình rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc (giai đoạn telogen effluvium).
Thông thường, một sợi tóc bình thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: Tăng trưởng (anagen); Ngưng mọc (catagen) và cuối cùng là nghỉ/chờ rụng (telogen). Giai đoạn telogen chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, sợi tóc bị đẩy lên khỏi da đầu, rụng đi và chuẩn bị khởi động một chu kỳ mọc tóc mới.
Stress có thể gây ra các đợt rụng tóc ồ ạt.
Trên da đầu người bình thường, tại một thời điểm bất kỳ sẽ có đến 85% tóc ở giai đoạn anagen, chỉ khoảng 10% ở giai đoạn telogen. Thế nhưng các tác nhân gây stress (cả về thể chất và tinh thần) có thể "ép" số lượng lớn nang tóc rơi vào giai đoạn chờ rụng (có thể lên tới 1/3). Hậu quả là tóc đồng loạt rụng, có khi rụng thành búi lớn khi bạn chải, gội hoặc tạo kiểu.
Yếu tố stress dẫn tới rụng tóc thường là một biến cố lớn, sau khi phẫu thuật hoặc mắc bệnh viêm nhiễm (chẳng hạn như COVID-19), thậm chí là ở các bà mẹ sau sinh. Rụng tóc cấp tính thường xảy ra khoảng 3 tháng sau sự kiện kể trên.
Làm thế nào để khắc phục được rụng tóc do stress?
Tin tốt cho người bị rụng tóc cấp tính do stress, căng thẳng là tóc sẽ mọc trở lại trong khoảng 6-12 tháng, khi chu kỳ phát triển của tóc trở lại bình thường. Đây là tốc độ lý tưởng khi bạn không gặp các vấn đề về nội tiết, dinh dưỡng hay di truyền nào khác.
2 bên thái dương là vị trí rụng tóc dễ nhận biết.
Nếu bạn đang trải qua quãng thời gian stress, căng thẳng quá mức, hãy chụp ảnh mái tóc sau 2-3 tuần/lần để theo dõi dấu hiệu rụng. Một số vị trí dễ nhận thấy nhất gồm vùng quanh trán, thái dương và ngôi tóc.
Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài đến 6 tháng, hoặc rụng ở mức đáng lo ngại, bạn nên đi khám da liễu để tìm ra nguyên nhân chính xác. Một số liệu pháp sử dụng thuốc (minoxidil hoặc finasteride) được kê đơn giúp kích thích mọc tóc.
Trong quá trình khắc phục rụng tóc, bạn nên có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Thực đơn hàng ngày cần cung cấp đủ vitamin D3 và ferritin (một protein chứa sắt) để ngăn ngừa giai đoạn telogen đến sớm. Người đang bị rụng tóc nên hạn chế: Uốn, nhuộm, tác dụng nhiệt lên tóc, sử dụng dầu gội khô (gây tắc nghẽn nang tóc).
Tham khảo thông tin tại bài viết: Rụng tóc, mệt mỏi cảnh báo điều gì?
Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.
Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.
Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.