Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hạn chế tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên

Phụ nữ tuổi trung niên nội tiết tố thay đổi, tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng … Vậy làm như nào để hạn chế?

Nguyên nhân tóc bị rụng

Mỗi người chúng ta có khoảng 100.000 - 200.000 sợi tóc và mỗi ngày rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc. Nếu lượng tóc rụng lớn hơn thì được gọi là bệnh rụng tóc. Để phát hiện bệnh rụng tóc rất đơn giản: bạn thấy tóc thưa dần, mảnh, chải đầu thấy tóc rụng nhiều.

Nguồn căn của bệnh rụng tóc ở nữ giới xuất phát từ sự suy yếu của các tế bào mầm tóc (nguồn gốc hình thành và phát triển của tóc). Những yếu tố làm cho tế bào mầm tóc bị suy yếu có thể bắt nguồn từ chính cơ thể của bạn hoặc thói quen làm đẹp sai cách.

Nguồn căn của bệnh rụng tóc ở nữ giới xuất phát từ sự suy yếu của các tế bào mầm tóc.

Sự thay đổi của nội tiết tố. Phụ nữ tuổi trung niên thay đổi yếu tố nội tiết dẫn đến hệ thần kinh nội tiết bị mất cân bằng và khả năng thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển bị suy giảm, làm teo nang tóc, phá vỡ vòng đời của tóc và gây ra tình trạng rụng tóc nhiều. 

Hơn nữa, dinh dưỡng thiếu hụt, nhuộm tóc nhiều, tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm… cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Mặt khác một số người đang trong thời gian điều trị bệnh, họ dùng thuốc nên có thể gây ra rụng tóc. Một số loại thuốc có thể kể đến như: thuốc trị bệnh ung thư, một số thuốc tim mạch…

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây rụng tóc nhiều đó là bệnh viêm da đầu, vảy nến, bệnh về tuyến giáp, cơ thể nhiễm một số độc tố…

Cách khắc phục rụng tóc

Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân. Càng tìm ra các nguyên nhân sớm, cơ hội để điều trị thành công càng lớn. Bên cạnh đó, bạn cần tham khao những lời khuyên dưới đây:

  • Xem lại tần suất gội đầu và loại dầu gội. hãy chọn loại dầu gội dịu nhẹ, dùng các loại xả, dưỡng ẩm cho tóc sau mỗi lần gội. Không dùng móng tay cào gãi da đầu, không thoa dầu xả trực tiếp lên da đầu,
  • Lau khô tóc của bạn bằng khăn mềm để khô nhanh hơn. Điều này giúp giảm thời gian sấy tóc, hạn chế tình trạng tổn thương tóc do sử dụng nhiệt quá nhiều.
  • Hạn chế nhuộm, uốn tóc, duỗi tóc bằng hóa chất. Bạn có thể tìm một salon tóc có các chuyên viên hiểu và biết cách kiểm tra da đầu và tóc của bạn để tìm các sản phẩm phù hợp nhất.
  • Hạn chế sử dụng máy uốn tóc, máy là và lược duỗi. Những dụng cụ này làm nóng tóc và có thể làm kết cấu tóc bị yếu đi.Nếu có thể, hãy để tóc khô tự nhiên hơn là sử dụng máy sấy.
  • Ngừng búi tóc cao, cột tóc đuôi ngựa, thắt bím, tết lệch 1 bên. Thường xuyên để một kiểu tóc làm kéo tóc có thể gây ra một loại rụng tóc tên là rụng tóc do lực kéo. Theo thời gian, tóc của bạn có thể bị rụng tóc vĩnh viễn.
  • Không nên lấy tay xoắn tóc, thói quen này có thể làm yếu tóc đã mỏng manh gây rụng tóc nhiều hơn.

Ăn quá ít năng lượng mỗi ngày cũng có thể gây rụng đáng kể.
  • Ăn quá ít năng lượng mỗi ngày cũng có thể gây rụng đáng kể
  • Hãy ăn uống lành mạnh.Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất hợp lý.
  • Không nên sử dụng các chất bổ sung một cách bừa bãi.
  • Tránh thức khuya.
  • Thay đổi thói quen chăm sóc tóc. Việc massage da đầu bằng tinh dầu cũng được khuyến khích để tăng cường lưu thông máu dưới da đầu (nhất là vùng đỉnh đầu). Từ đó, giúp các nang tóc khỏe mạnh, sợi tóc mọc dày hơn.
  • Để ngăn rụng tóc, mỗi khi ra trời nắng bạn nên chống nắng cho tóc bằng cách đội mũ rộng vành, trùm tóc kỹ càng, xịt chống nắng cho tóc.
  • Hãy tới phòng khám hoặc bệnh viện da liễu để xét nghiệm các chỉ số để có phương án bổ sung phù hợp với tình trạng cơ thể của mình.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Rụng tóc, mệt mỏi cảnh báo điều gì?

BS. Nguyễn Tiến (BV Da liễu TW) - Theo suckhoedoisong.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm