Người bệnh đái tháo đường nên ăn đủ thực phẩm từ các nhóm thực phẩm chính.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống của mỗi người (chứ không riêng gì người bệnh đái tháo đường) đều cần được cá thể hóa, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động… của mỗi người.
Không có một loại thực phẩm nào có thể chứa tất cả các dưỡng chất mà cơ thể cần. Do đó, bạn sẽ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, bao gồm các thực phẩm từ một số nhóm chính.
Với người bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường), bạn có thể cần cân đối lại khẩu phần ăn, cân đối lại một vài nhóm thực phẩm để bảo vệ trái tim, kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Dưới đây là tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường để bạn có thể dễ hình dung hơn về chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh của mình:
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ thường chứa ít calorie nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các thực phẩm này cũng giúp làm tăng hương vị và sự đa dạng cho mỗi bữa ăn.
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn đủ các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc để nhận được đủ các loại vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần. Nhìn chung, bạn nên cố gắng ăn ít nhất 5 phần rau củ, trái cây mỗi ngày (1 phần rau củ, trái cây có lượng bằng khoảng 1 lòng bàn tay). Nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế các loại nước ép trái cây và sinh tố. Các món này thường chứa nhiều đường, nhưng lại ít chất xơ.
Thực phẩm giàu tinh bột
Các thực phẩm giàu tinh bột, giàu carbohydrate có thể kể tới như khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì… Các thực phẩm này có thể được phân hủy thành glucose - nguyên liệu các tế bào sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng.
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý khi lựa chọn thực phẩm giàu tinh bột.
Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu tinh bột (cụ thể là những thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết - chỉ số GI cao) có thể khiến lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng sau khi ăn. Các thực phẩm này có thể bao gồm bánh mì trắng, gạo trắng, các thực phẩm đã qua tinh chế…
Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chọn các thực phẩm giàu tinh bột có chỉ số GI thấp như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, gạo lứt hay các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Các thực phẩm này thường chứa nhiều chất xơ, có thể khiến đường huyết tăng lên chậm hơn.
Các thực phẩm giàu protein
Các thực phẩm giàu protein như các loại đậu, các loại hạt, trứng, thịt và cá… có thể giúp giữ cho cơ bắp luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại thịt nạc, các loại cá béo giàu acid béo omega-3 như cá thu, cá hồi và cá mòi. Tốt hơn hết, bạn nên ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần để mang lại các lợi ích cho tim mạch.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa (như phô mai, sữa chua…) rất giàu calci và protein, tốt cho xương khớp, răng và cơ bắp. Tuy nhiên, một số sản phẩm từ sữa có thể chứa nhiều chất béo bão hòa, do đó bạn nên chọn sản phẩm ít hoặc không béo, không thêm đường.
Các thực phẩm giàu chất béo
Người bệnh đái tháo đường vẫn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (như dầu olive, dầu hạt cải, các loại bơ từ hạt…) trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng hàm lượng mỡ máu, dễ dẫn tới các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và muối
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các loại bánh kẹo ngọt… thường có hàm lượng calorie cao và có thể dễ dàng làm tăng nhanh đường huyết, cũng như có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đột quỵ.
Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý thực hiện một số lời khuyên sau để hạn chế các thực phẩm này:
- Không ăn nhiều hơn 1 thìa cà phê (6gr) muối/ngày.
- Bạn nên tự nấu ăn tại nhà nhiều hơn để hạn chế lượng muối ăn trong ngày.
- Chú ý đọc nhãn thực phẩm trước khi mua hàng để tránh các thực phẩm quá nhiều đường hoặc muối, chất béo “xấu”.
- Nếu uống trà hoặc cà phê, bạn nên chọn loại không thêm đường hoặc sữa.
- Tự làm các loại nước xốt thay cho các loại xốt cà chua (ketchup), dầu hào… nhiều muối.
Kết hợp với thảo dược để kiểm soát tốt đường huyết, đỡ kiêng khem
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp sớm các dược liệu tự nhiên như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn mà không phải kiêng khem quá mức. Sự kết hợp của 5 dược liệu trên giúp tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, giảm đề kháng insulin để cân bằng đường huyết cả ngày.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nguyên tắc cá thể hóa dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.