Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm dây thần kinh thị giác có thể gây mất thị lực vĩnh viễn

Viêm dây thần kinh thị giác là một tình trạng viêm cấp tính làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Đau nhức và mất thị lực tạm thời ở một mắt là triệu chứng phổ biến của bệnh lý này. Tình trạng viêm dây thần kinh thị giác nếu để lâu diễn tiến ngày càng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.

Viêm dây thần kinh thị giác là gì?

Dây thần kinh thị giác là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Nó có chức năng dẫn truyền các tín hiệu hình ảnh từ võng mạc (mắt) về thùy chẩm ở não để phân tích. Mỗi dây đảm nhận nhiệm vụ cho từng mắt và trên một thị trường riêng biệt. Hai dây thần kinh thị giác đối xứng nhau về hai bên bán cầu não.

Viêm dây thần kinh thị giác còn được gọi là viêm thị thần kinh. Đây là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác. Viêm nhiễm khuẩn có thể chỉ ở một phần hoặc toàn bộ chiều dài của dây thần kinh.

Bệnh thường xảy ra ở 1 bên mắt, đôi khi biểu hiện ở cả 2 bên.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng:

Các triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác:

-Đau nhức mắt: Đây là biểu hiện điển hình của hầu hết những bệnh nhân bị viêm thần kinh thị giác. Đau mắt với mức độ từ trung bình cho đến nặng và sẽ tăng lên khi cử động mắt.

-Mất thị lực: giảm thị lực tạm thời với mức độ không giống nhau. Thị lực giảm rõ rệt khi bệnh vào giai đoạn tiến triển. Khi tổn thương viêm được điều trị thị lực sẽ cải thiện dần dần. Tuy nhiên, số ít trường hợp bị giảm thị lực nặng và dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn;

-Thị trường thị giác bị thu hẹp và có thể bị mất 1 bên.

-Mất thị lực màu: phản ứng viêm trên dây thần kinh thị giác cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức màu sắc của bệnh nhân. Người bệnh nhận thấy màu sắc xuất hiện kém sinh động hoặc không phân biệt được các màu với nhau.

-Bỗng nhiên nhìn thấy các đốm sáng nhấp nháy như ánh đèn: Mức độ xuất hiện các hình ảnh này tăng dần lên hoặc khi người bệnh chuyển động nhãn cầu.

-Ngoài ra, khi bệnh đã diễn tiến nặng nề các triệu chứng của bệnh có thể còn đi kèm với các tổn thương trên thần kinh khác, gây tê hoặc yếu ở một hoặc nhiều chi, thậm chí cả rối loạn tri giác.

Viêm dây thần kinh thị giác nếu để lâu có thể diễn tiến ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, một số trường hợp có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Chính vì vậy hãy đi khám bác sĩ ngay khi thấy đột nhiên đau mắt hoặc thay đổi tầm nhìn như các triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị giác

Trong viêm dây thần kinh thị giác, các myelin bị viêm và tổn thương.

Đến nay nguyên nhân chính xác của viêm dây thần kinh thị giác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho rằng tình trạng này là hệ quả khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mục tiêu vào chất bao phủ dây thần kinh thị giác (myelin) dẫn đến viêm và tổn thương myelin, điều này trì hoãn dẫn truyền tín hiệu và ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh có biểu hiện của xơ cứng rải rác. Các nguyên nhân khác bao gồm:

- Nhiễm trùng: bị viêm não vi-rút (đặc biệt ở trẻ em), bị viêm xoang, viêm màng não, lao, giang mai, HIV…

- Ung thư di căn đến thần kinh thị giác.

- Hóa chất và thuốc: chì, methanol, quinine, asen, ethambutol, kháng sinh…

- Bệnh viêm tủy thị thần kinh (NMO).

- Myelin oligodendrocyte glycoprotein tự kháng thể (MOG-IgG 2)

- Các nguyên nhân hiếm gặp gồm: bị đái tháo đường, thiếu máu ác tính, các bệnh tự miễn, bệnh nhãn giáp, ong đốt, chấn thương…

Các yếu tố nguy cơ gây viêm dây thần kinh thị giác

- Tuổi tác: thường xảy ra trên người lớn 20 - 40 tuổi.

- Phụ nữ dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới;

- Người da đen xảy ra phổ biến hơn ở người da trắng.

- Di truyền: đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ viêm thần kinh thị giác hoặc bệnh đa xơ cứng.

Đau nhức mắt là biểu hiện của viêm dây thần kinh thị giác.

Có thể gây mất thị lực vĩnh viễn

Hầu hết các trường hợp bị viêm dây thần kinh thị giác đều tự hồi phục. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

Tổn thương ở thần kinh thị giác: sẽ tồn tại vĩnh viễn sau một đợt viêm cấp tính.

- Giảm thị lực: Đa số các bệnh nhân đều có thể lấy lại thị lực bình thường sau đợt viêm cấp tính. Tuy nhiên, nhầm lẫn màu sắc đôi khi vẫn còn kéo dài. Đặc biệt không ít người bị mất thị lực vĩnh viễn

- Gặp phải các tác dụng phụ của thuốc điều trị Steroid: với mục tiêu ức chế hệ thống miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, các tác dụng phụ khác của steroid: tăng cân, loãng xương, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn dung nạp đường…

Điều trị viêm dây thần kinh thị giác

Điều trị là hướng vào giải quyết bệnh lý căn nguyên. Người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa khác nhau … cần ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh khi có nghi ngờ bệnh.

- Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ điều trị bằng corticoide, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm, truyền tĩnh mạch.

- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cho kháng sinh phù hợp. Trong 1 số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch.

- Các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường uống và tiêm cạnh nhãn cầu cùng các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 cũng có thể được bác sĩ sử dụng.

Thị lực có thể bắt đầu cải thiện sau khi điều trị bằng corticoide, bệnh nhân phục hồi sau từ 2-3 tuần đến 1-2 tháng, tuy nhiên phục hồi hoàn toàn là ít có khả năng.

Phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh thị giác

Cần hạn chế những nguy cơ gây bệnh như:

- Duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý,

- Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tóm lại viêm thị thần kinh là bệnh mắt nặng. Bệnh ít gặp trong cộng đồng, tổn thương thường khu trú và có khả năng hồi phục cao; tuy vậy, đôi khi vẫn để lại di chứng nặng nề và có khả năng tái phát cao. Chính vì thế, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực rất có ý nghĩa trong phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát và biến chứng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 cách giúp chống lại viêm thần kinh thị giác.

BS Nguyễn Minh Châu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm