Nắng nóng gây nhiều bất lợi cho cơ thể.
Khi hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp chống lại các mầm bệnh lạ. Tuy nhiên ở người mắc bệnh tự miễn dịch, tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, tự tấn công chính tế bào trong cơ thể. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn do cái nóng gay gắt của mùa hè, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những người mắc bệnh tự miễn dịch.
1. Các bệnh có thể trầm trọng hơn do nắng nóng
1.1. Bệnh Lupus
Hình ảnh bệnh lupus.
Lupus là một bệnh tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô khỏe mạnh theo thời gian. Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), lupus da (như lupus ban đỏ dạng đĩa -DLE), lupus do thuốc -DIL và lupus sơ sinh... là một số loại lupus.
Nắng nóng có thể gây ra các cơn bùng phát như sưng khớp, mệt mỏi, phát ban, loét miệng, rụng tóc bất thường... Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lupus, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid và hydroxychloroquine, có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
1.2. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến.
Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào da (các tế bào xếp chồng lên nhau trên bề mặt da).
Xung quanh vảy, tình trạng viêm và tấy đỏ trở nên phổ biến. Vảy vẩy nến thường có màu trắng bạc và xuất hiện thành từng mảng dày đặc, màu đỏ. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện màu tía, nâu sẫm với vảy xám trên tông màu da sẫm hơn. Những mảng này thỉnh thoảng sẽ nứt vỡ ra và chảy máu.
Thời tiết ấm áp, kèm theo nhiều ánh sáng mặt trời và độ ẩm tự nhiên, thường có thể cải thiện bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, chấn thương da như cháy nắng có thể gây bùng phát với các triệu chứng bao gồm các mảng nổi lên trên da, ngứa, đỏ, sưng, cứng và đau khớp..
1.3. Viêm khớp
Hình ảnh viêm khớp.
Viêm khớp là một chứng rối loạn khớp gây đau do viêm một hoặc nhiều khớp. Mỗi loại viêm khớp đều có các vấn đề, nguyên nhân và tiên lượng khác nhau.
Viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp là hai loại viêm khớp phổ biến nhất. Các loại phổ biến khác bao gồm viêm khớp vẩy nến, bệnh gout (bệnh do tăng axit uric máu làm lắng đọng tinh thể urat vào mô, thường ở trong và xung quanh các khớp)…
Thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây trầm trọng thêm các bệnh này.
1.4. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp.
Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm nhỏ ở phía trước cổ, sản xuất ra một loại hormone ảnh hưởng đến mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể, giúp nó hoạt động bình thường.
Tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa và trao đổi chất của tế bào, điều chỉnh mức năng lượng và tâm trạng.
Những người bị cường giáp và suy giáp có thể bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cao.
1.5. Đa xơ cứng
Nắng nóng làm trầm trọng bệnh đa xơ cứng.
Hiện vẫn chưa biết nguyên nhân gây đa xơ cứng (MS), nhưng nó được coi là một bệnh tự miễn dịch.
Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch trong MS làm cho chất béo bao bọc và bảo vệ các sợi thần kinh trong não và tủy sống (myelin) bị phá hủy.
Cái nóng gay gắt của mùa hè có thể làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn đến các biến chứng như cứng cơ, tê liệt, các vấn đề về bàng quang, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề sức khỏe tâm thần, trầm cảm và động kinh…
2. Phòng ngừa thế nào?
- Nhiệt và mồ hôi cũng có thể gây bùng phát bệnh, vì vậy người bệnh nên cố gắng giữ mát cơ thể bằng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt... Do điều hòa không khí có thể làm khô da, nên cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm.
- Khi ra nắng, người bệnh nên thoa kem chống nắng phổ rộng; mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, mang kính râm… Những biện pháp này có thể giúp bảo vệ, giúp ngăn ngừa các bệnh bùng phát do ánh nắng mặt trời.
- Chọn thời điểm mát mẻ hơn trong ngày (sáng sớm hoặc chiều tối) để hoạt động ngoài trời và tắm nước mát để hạ nhiệt độ cơ thể sau các hoạt động trong môi trường nóng cũng có thể ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tuyệt chiêu chống nóng mùa hè.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.